Bạn có dự định muốn xây nhà trên đất nông nghiệp nhưng đang băn khoăn về tính pháp lý cũng như các thủ tục cần thiết để thực hiện? Loại đất như nào được xác định là đất nông nghiệp và định cư trên khu đất đó liệu có trái phép? Bài viết này của HTcons sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cụ thể giải quyết các thắc mắc trên.
Theo Luật đất đai năm 2013 thì nhóm đất nông nghiệp sẽ bao gồm các loại đất cụ thể như sau:
Như vậy nhóm đất nông nghiệp sẽ bao gồm các loại đất được nêu trên. Bên cạnh đó, gia chủ cũng nên lưu ý về nguyên tắc sử dụng đất tại khoản 1 Điều 170 và Điều 6 Luật Đất đai năm 2013. Luật này nêu rằng, khi sử dụng đất, người sử dụng cần phải đúng mục đích sử dụng đất, đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Ngoài ra, người sử dụng cũng cần phải đúng ranh giới thửa đất cũng như đúng quy định về sử dụng chiều cao trên không cũng như độ sâu trong lòng đất. Đồng thời, người sử dụng đất cũng cần bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác có liên quan được đề cập trong pháp luật .
Có thể lấy ví dụ cụ thể như: đất trồng cây hàng năm có mục đích để trồng cây hàng năm, đất ở có mục đích sử dụng để xây dựng nhà ở (hay còn gọi là đất thổ cư), ... Theo đó, theo Luật Đất đai năm 2013 quy định, mục đích sử dụng của đất nông nghiệp sẽ khác đất thổ cư, nghĩa là không được dùng để ở. Vì vậy, người sử dụng đất sẽ không được phép xây nhà trên đất nông nghiệp.
Theo các phân tích đã đề cập, việc xây nhà trên đất nông nghiệp là vi phạm pháp luật và không được phép thực hiện. Tuy nhiên, nếu vẫn có nhu cầu xây dựng nhà trên đất nông nghiệp, người sử dụng đất có thể thực hiện các bước hợp pháp hóa sau đây.
Đầu tiên, nếu người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất nông nghiệp nhưng muốn xây dựng nhà ở trên diện tích đất này, họ cần thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở (đất thổ cư).
Theo điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất muốn chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Do đó, hộ gia đình và cá nhân chỉ có thể chuyển đất nông nghiệp sang đất ở nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Trong trường hợp này chính là Ủy ban nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) tại nơi có đất cần được chấp thuận.
Bước tiếp theo, người sử dụng đất cần nộp hồ sơ xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở. Các tài liệu này cần phải được gửi tới cơ quan tài nguyên và môi trường tại nơi có đất để được hướng dẫn và giải quyết theo thẩm quyền. Hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các giấy tờ cụ thể như sau:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tài nguyên và môi trường sẽ thẩm tra hồ sơ và tiến hành xác minh thực địa. Đồng thời cơ quan cũng sẽ thẩm định nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất và hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ tài chính cho người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Sau đó, cơ quan này sẽ trình cho Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định và cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất và chỉ đạo cập nhật, điều chỉnh và xử lý hồ sơ địa chính và các cơ sở dữ liệu đất đai.
Khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư, người sử dụng đất phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan. Sau khi hoàn tất thủ tục chuyển đổi, tùy theo loại đất ở mà chế độ sử dụng đất cũng như quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất sẽ được áp dụng riêng biệt.
Như vậy, bằng các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, người sử dụng đất có thể tiến hành xây dựng nhà ở trên diện tích đất nông nghiệp một cách hợp pháp.
Theo khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, khi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thổ cư, gia chủ cần được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Do đó, khi chưa chuyển mục đích sử dụng đất mà người sử dụng đất đã xây dựng nhà trên đất nông nghiệp sẽ được coi là hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất. Hành vi này sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
STT | Diện tích đất xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp | Mức phạt | |
Tại khu vực nông thôn | Tại khu vực đô thị | ||
1 | Dưới 0,01 ha (100m2) | Từ 03 - 05 triệu đồng | Mức xử phạt gấp 02 lần mức phạt quy định đối với khu vực nông thôn |
2 | Từ 0,01 ha đến dưới 0,02 ha | Từ 05 - 10 triệu đồng | |
3 | Từ 0,02 ha đến dưới 0,05 ha | Từ 10 - 15 triệu đồng | |
4 | Từ 0,05 ha đến dưới 0,1 ha | Từ 15 - 30 triệu đồng | |
5 | Từ 0,1 ha đến dưới 0,5 ha | Từ 30 - 50 triệu đồng | |
6 | Từ 0,5 ha đến dưới 01 ha | Từ 50 - 80 triệu đồng | |
7 | Từ 01 ha đến dưới 03 ha | Từ 80 - 120 triệu đồng | |
8 | Từ 03 ha trở lên | Từ 120 - 250 triệu đồng |
STT | Diện tích đất xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp | Mức phạt | |
Tại khu vực nông thôn | Tại khu vực đô thị | ||
1 | Dưới 0,02 ha (200m2) | Từ 03 - 05 triệu đồng | Mức xử phạt gấp 02 lần mức phạt quy định đối với khu vực nông thôn |
2 | Từ 0,02 ha đến dưới 0,05 ha | Từ 05 - 08 triệu đồng | |
3 | Từ 0,05 ha đến dưới 0,1 ha | Từ 08 - 15 triệu đồng | |
4 | Từ 0,1 ha đến dưới 0,5 ha | Từ 15 - 30 triệu đồng | |
5 | Từ 0,5 ha đến dưới 01 ha | Từ 30 - 50 triệu đồng | |
6 | Từ 01 ha đến dưới 03 ha | Từ 50 - 100 triệu đồng | |
7 | Từ 03 ha trở lên | Từ 100 - 200 triệu đồng |
Ngoài việc bị phạt tiền, hành vi vi phạm còn gây cho người sử dụng đất trái phép các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp các thông tin khách quan nhất về xây nhà trên đất nông nghiệp. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi.
0915.986.109