Thi công ốp gạch tường chuyên nghiệp chỉ với 5 bước

11/01/2024 75

Ốp gạch tường đang dần trở nên phổ biến trên thị trường hiện nay. Vậy việc ốp gạch tường có cần thiết không và thi công ốp gạch tường như thế nào? Hãy cùng HTcons tìm hiểu thi công ốp gạch tường chuyên nghiệp chỉ với 5 bước dưới đây.

1. Vì sao nên ốp gạch tường?

vì sao nên ốp gạch tường

1.1. Giữ tường luôn sạch sẽ và thuận tiện cho việc lau chùi

Tường, chân tường luôn là vị trí dễ bị dính bụi bẩn nhất. Do đó, việc thi công ốp gạch tường sẽ giúp tường tránh việc bị dính bẩn, giúp không gian căn phòng luôn sạch sẽ.

Ngoài ra, tường được ốp gạch cũng rất thuận tiện cho việc lau chùi, tẩy rửa bởi bề mặt gạch ốp thường có khả năng chịu lực cũng như trơn bóng nên gia chủ không cần tốn thời gian để tẩy rửa những vết bẩn cứng đầu.

1.2. Nâng cao tính thẩm mỹ cho ngôi nhà

Các gia chủ có thể sử dụng gạch ốp tường như một loại vật liệu để trang trí, tạo điểm nhấn cho không gian nhà ngôi nhà. Đặc biệt, những loại gạch ốp có hoa văn, họa tiết mới lạ có thể tạo ấn tượng độc đáo cho người nhìn. Đồng thời, việc lựa chọn loại gạch ốp nào cũng thể hiện cá tính riêng cùng với gu thẩm mỹ của gia chủ. 

Thi công ốp gạch tường cũng che đi những khuyết điểm trên những bức tường cũ, mang đến một diện mạo mới cho không gian.

1.3. Chống thấm, chống mối mọt hiệu quả, giảm chi phí sửa chữa

Khí hậu của nước ta nóng ẩm, mưa nhiều nên hiện tượng ẩm mốc trên tường rất dễ xảy ra. Đặc biệt là với những ngôi nhà có quy trình chống thấm không hiệu quả thì tình trạng thấm nước và ẩm mốc sẽ càng nghiêm trọng. Từ đó cũng có thể khiến vi khuẩn và nấm mốc tích tụ trên bề mặt, gây ra những bệnh nguy hiểm về hô hấp, nhất là với trẻ nhỏ. Việc sử dụng gạch ốp tường sẽ giúp hạn chế được tình trạng này, đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

Cũng chính bởi đặc tính chống thấm, chống mối mọt hiệu quả, gia chủ có thể tiết kiệm được chi phí sửa chữa và vệ sinh tường nếu xảy ra các vấn đề nói trên. Gạch ốp tường cũng bền hơn những vật liệu trang trí khác như giấy dán tường hay sơn nước nên cũng giúp tiết kiệm chi phí thay mới. 

2. Quá trình thi công ốp gạch tường

quá trình thi công ốp gạch tường

Bước 1: Công tác chuẩn bị: vật tư, dụng cụ và mặt bằng

Trước khi tiến hành thi công ốp gạch tường, cần chuẩn bị đầy đủ vật tư, dụng cụ thi công cũng như mặt bằng thi công.

Về vật tư, cần chọn những loại gạch mà gia chủ thích, đồng thời cũng cần phù hợp với phong cách thiết kế tổng thể của ngôi nhà. Những loại gạch thường được sử dụng như gạch granite, gạch marble, gạch ceramic, đá tự nhiên,... Gạch ốp tường cần đảm bảo chất lượng, không bị lỗi, đường nét hoa văn sắc nét nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ khi sử dụng. 

Về dụng cụ thi công, cần chuẩn bị bay, xô, giẻ sạch, xốp, thước, dây căn, dao cắt gạch, vữa và hồ dầu pha chế theo tỷ lệ chuẩn.

Về mặt bằng thi công, cần đảm bảo bề mặt thi công bằng phẳng bằng cách kiểm tra độ bằng của tường, nếu có vết lõm thì cần gạt bỏ nó rồi thêm vữa vào đó. Ngoài ra, trước khi ốp, cần trát một lớp vữa xi măng cát được phối trộn theo tỷ lệ 1:3. 

Bước 2: Căn chỉnh lề tường ốp gạch cân đối

Để đảm bảo bề mặt tường ốp không bị lỗi và gây mất thẩm mỹ, cần lấy cữ cho mép bên dưới của gạch bằng cách đóng một thanh gỗ gang thẳng. Nếu tường nhà không bị hạn chế về chiều cao, có thể đặt thanh gỗ xuống sàn đúng với chiều cao của gạch. Tiếp đó, đo từ mép thanh gỗ lên trên chiều cao của từng hàng gạch. Hãy sử dụng bút chì đánh dấu đường mạch, rồi dùng thước nivo căn đường ngang và dây dọi để chặn đường dọc. Bằng cách này, gạch ốp tường sẽ được cân đối và những người thợ có thể tính toán được số gạch sử dụng.

Bước 3: Trát vữa hoặc dùng keo dán mạch để ốp gạch lên tường

Bước tiếp theo trong quá trình thi công ốp gạch tường chính là trát vữa hoặc dùng keo dán mạch để ốp gạch lên tường. Tại bước này, những người thợ sẽ trát vữa lên tường theo từng mảng, với chiều rộng khoảng 0,5m2. Từ điểm xuất phát trải rộng ra và tạo sóng lên vữa bằng cách sử dụng lưỡi dao phết dán gạch có hình lượn sóng. Đối với viên gạch đầu tiên, phải nhấn nhẹ viên gạch để vữa trào lên trong khe tường.

Bước 4: Sử dụng ke để ốp gạch lên tường

Tiếp đến là bước sử dụng ke để ốp gạch lên tường. Bước này rất quan trọng bởi nó dùng để định vị vị trí khoảng cách ron giữa hai viên gạch ở cạnh nhau. Việc ke mạch này sẽ giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như tiết kiệm số lượng gạch sử dụng.

Bước 5: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt gạch ốp tường và hoàn thiện

Bước cuối cùng trong quá trình thi công ốp gạch tường chính là vệ sinh sạch sẽ bề mặt ốp tường và hoàn thiện. Những người thợ sẽ vệ sinh bằng cách lau chùi bằng giẻ sạch. Trong trường hợp vữa chưa khô, cần lau chùi vữa và keo dán gạch trên bề mặt. Trong trường hợp cần cắt gạch, cần dùng dao để cắt cho hợp lý. Làm vậy sẽ tránh được tình trạng cắt vỡ, lãng phí vật tư. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về việc thi công ốp gạch tường chuyên nghiệp. Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm những kinh nghiệm bổ ích cho việc xây nhà.

 



Bài viết liên quan
09/09/2024
Nâng mái nhà có cần xin phép không? Các thủ tục cần thiết để nâng mái nhà là gì và rủi ro ra sao?
09/09/2024
Một số cách khắc phục xây nhà 2 năm chi tiết mà gia chủ nên biết? Tại sao lại không nên xây nhà kéo dài đến 2 năm?
09/09/2024
Bể phốt là gì và có những loại bể phốt như thế nào? Đâu là cách tính mét khối bể phốt chuẩn xác?
05/09/2024
Móng cọc là gì? Đâu là biện pháp thi công móng cọc chi tiết và đầy đủ nhất? Một số lưu ý cần biết khi thi công móng cọc?
05/09/2024
Bê tông lót móng đá 4x6 là gì và những điều cần lưu ý khi thi công? Quy trình đổ bê tông lót đá 4x6 chuẩn xác?
05/09/2024
Tại sao lại cần sử dụng nẹp tô cạnh tường và các ứng dụng của nó trong thi công xây dựng? Có những loại nẹp tô nào?
Liên hệ tư vấn
Zalo

0915.986.109

Đăng Ký Nhận Tư Vấn