Bạn đang muốn chuẩn bị xây cho mình 1 căn nhà mơ ước nhưng lại chưa biết quy trình xây nhà từ móng đến mái như thế nào? Trong bài viết này, HTcons sẽ gửi đến bạn đọc quy trình xây nhà từ móng đến mái chi tiết nhất năm 2024 để có được ngôi nhà đẹp như mong muốn mà vẫn tiết kiệm chi phí.
Đây là bước đầu tiên trước khi bạn có ý định xây nhà. Căn nhà của bạn bao nhiêu tầng, có phong cách thiết kế ra sao, công năng sử dụng như thế nào,... đều phụ thuộc vào chi phí bạn dự kiến đầu tư. Hãy liệt kê toàn bộ các khoản chi phí chắc chắn có khi xây nhà, ngoài ra bạn hãy dự trù thêm 10% tổng chi phí thực tế để đề phòng phát sinh. Các khoản chi phí chắc chắn có khi xây nhà:
- Chi phí phá dỡ nhà cũ.
- Chi phí khảo sát địa chất và gia cố móng.
- Chi phí xin cấp giấy phép xây dựng.
- Chi phí thiết kế, thi công công trình
- Chi phí mua nguyên vật liệu xây dựng
- Chi phí giám sát công trình và nhân công
- Chi phí cho các khoản phát sinh
Nếu bạn lựa chọn phương án xây nhà trọn gói thì bạn không cần chuẩn bị quá nhiều bởi các đơn vị thầu uy tín sẽ có đơn giá cụ thể tính trên mét vuông cho bạn.
Phong thủy có ý nghĩa rất lớn đối với việc xây dựng nhà cửa bởi phong thủy quyết định đến hướng nhà, thời điểm xây nhà, kết cấu căn nhà,... Nhà hợp phong thủy thì mới đem lại may mắn, tài lộc, hạnh phúc và bình an đến các thành viên trong gia đình. Do vậy, khi có ý định xây nhà, gia chủ nên đi xem tuổi để tìm ra phương án phù hợp nhất với bản mệnh của bạn.
Đối với những căn nhà có diện tích trên 250m2 và trên 3 tầng thì cần phải được thiết kế bởi tổ chức hoặc cá nhân có năng lực. Trong trường hợp này, nếu chủ nhà tự thiết kế sẽ vi phạm pháp luật. Do đó gia chủ cần tìm kiếm đơn vị thiết kế có năng lực.
Bên cạnh đó, các gia chủ cũng cần lựa chọn đơn vị thi công có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Những nhà thầu này sẽ có đầy đủ giấy tờ hợp pháp chứng minh năng lực, khả năng tài chính và tư cách pháp nhân.
Đối với dịch vụ xây nhà trọn gói, bạn có thể lựa chọn luôn đơn vị thiết kế cũng chính là đơn vị thi công để mọi chi phí cũng như các vấn đề liên quan đến bản vẽ sẽ được dễ dàng trao đổi hơn. Các gia chủ cần tham khảo bảng giá dịch vụ xây nhà trọn gói của nhiều nhà thầu để ước tính chi phí phù hợp, đồng thời tham khảo kỹ hơn để biết năng lực của nhà thầu.
Ngoài ra, khi ký hợp đồng thi công với nhà thầu cần chú ý các mục sau:
- Tiến độ thi công đúng với thỏa thuận trong hợp đồng
- Chất lượng vật tư sử dụng cho công trình phù hợp với chi phí dự kiến
- Giá trị hợp đồng
- Tiến độ thanh toán khi lựa chọn thanh toán theo tháng, theo hạng mục hay theo bất cứ phương án nào khác
- Khoản phí phát sinh và cách giải quyết cần được viết rõ ràng trong hợp đồng
- Chế độ giám sát thi công có thể do gia chủ thuê riêng hoặc nhà thầu có kỹ sư giám sát riêng
- Điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng phải rõ ràng
- Điều khoản về bảo hành công trình sau khi bàn giao
Trước khi tìm hiểu về quy trình xây nhà từ móng đến mái, bạn cần nắm được hồ sơ pháp lý để xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm những gì. Bộ hồ sơ này cần được cả 2 bên chủ thầu và gia chủ chuẩn bị.
- Thời gian nộp hồ sơ: Chủ đầu tư phải thông báo tới cơ quan cấp phép xây dựng về ngày khởi công trước 7 ngày. Sau khi hồ sơ được nộp khoảng 10 đến 20 ngày, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì gia chủ sẽ được cấp giấy phép xây dựng.
- Khảo sát các công trình lân cận: Nếu có ý định thi công xây nhà xen kẽ các công trình đang trong giai đoạn thi công khác, chủ đầu tư nên nhờ đơn vị thi công lập hồ sơ hiện trạng các nhà lân cận để có thể khiếu nại được trong trường hợp có bất cứ vấn đề pháp lý nào xảy ra sau này.
Để tiến hành xây nhà, gia chủ cần phải phá dỡ công trình nhà cũ và di chuyển ra khỏi công trường. Nếu là khu đất trống, gia chủ cần dọn dẹp sạch sẽ giấy rác, phát quang cây bụi cho mặt bằng. Sau đó, gia chủ cần chuẩn bị nước, điện để quá trình thi công có thể diễn ra suôn sẻ. Gia chủ cũng có thể làm lán cho công nhân sinh hoạt, đồng thời chuẩn bị bạt phủ, hàng rào che chắn trước khi tiến hành xây dựng.
Gia chủ cũng cần xác định được những loại vật tư xây dựng cần thiết để luôn đáp ứng được số lượng cũng như chủng loại cho quá trình thi công. Nếu bạn lựa chọn hình thức xây nhà trọn gói, các nhà thầu đã có kế hoạch cung cấp vật tư cho bạn rồi. Bạn có thể tham khảo và đưa ra quyết định có sử dụng những vật tư đó hay không.
Quy trình xây nhà từ móng đến mái được tiến hành theo 4 bước, cụ thể như sau:
Cần dựa theo bản vẽ kỹ thuật, gia chủ và chủ thầu cần chọn đúng loại móng để đóng cọc.
- Móng đơn: Là loại móng nằm riêng lẻ có tác dụng chịu lực. Đáy của nó có hình vuông, chữ nhật hoặc hình tròn. Loại móng này dùng để đỡ 1 cột hay 1 cụm cột đứng sát nhau.
- Móng băng: Là loại móng có dạng dải dài, liên kết với nhau chạy theo chân tường song song hoặc giao cắt tạo hình ô bàn cờ. Có 3 loại móng có thể dùng trong xây nhà: móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp
- Móng bè: Là loại móng được sử dụng chủ yếu ở nền đất yếu. Nó trải rộng phía dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực cho nền đất.
- Móng cọc: Là loại móng đóng hạ cọc xuống sâu các tầng đất để công trình được truyền tải trọng xuống tận lớp đất dưới sâu.
Bước thứ 2 trong quy trình xây nhà từ móng đến mái là làm móng nhà, đường cống thoát nước, bể phốt và các công trình ngầm sau khi đào móng.
Với 4 loại móng khác nhau cũng sẽ có 4 cách thi công móng khác nhau
- Các bước thi công móng đơn
+ Đóng cọc móng đơn
+ Đào đất để làm hố móng
+ Làm phẳng bề mặt hố móng
+ Đổ bê tông lót móng sau đó kiểm tra cao độ
+ Tiến hành cắt đầu cọc
+ Gia công cốp pha móng
+ Tháo dỡ cốp pha móng
+ Bảo dưỡng bê tông móng sau khi đổ
- Các bước thi công móng băng
+ Đào đất để làm hố móng
+ Đổ bê tông lót móng rồi đổ bê tông móng
+ Xây tường móng
+ Đổ bê tông giằng móng
+ Thi công bộ phận dưới cốt (bể phốt, bể ngầm,…) theo như bản vẽ thiết kế
+ Nghiệm thu hạng mục này sau khi thi công
- Các bước thi công móng bè
+ Đào đất làm hố móng
+ Đổ bê tông lót dưới móng
+ Đổ bê tông móng
+ Xây tường móng
+ Đổ bê tông giằng
+ Thi công bộ phận dưới cốt (bể phốt, bể ngầm,…) theo như bản vẽ thiết kế
- Các bước thi công móng cọc (Với móng cọc sử dụng bê tông cốt thép)
+ Tính lún móng cọc hoặc ép chịu tải với kỹ thuật ép neo cọc bê tông
+ Ép cọc móng
+ Sau khi thi công phải nghiệm thu móng
Sau khi thi công phần móng, xây dựng phần khung xương là bước tiếp theo trong quy trình xây nhà từ móng đến mái. Việc thực hiện xây dựng phần khung xương nhà gồm: đan thép, ghép cốp pha, đổ và đầm bê tông, xây tường.
- Các bước dựng cột, xây tường
+ Xác định vị trí tim trục cột và vệ sinh chân cột. Sau đó tiến hành kiểm tra vị trí tim trục cột rồi đục nhám, vệ sinh thép chờ chân cột.
+ Dựng cốt thép cột: Kiểm tra mẫu, vị trí, độ dài và chiều dài đoạn nối thép.
+ Gia công cốp pha cột: Kiểm tra vị trí, kích thước bề mặt ván khuôn cột, dựng ván khuôn thẳng và kín.
+ Đổ bê tông cột: Vệ sinh mặt bằng rồi tưới bám dính trước khi đổ bê tông. Sau đó, kiểm tra kỹ thuật đổ, dầm bê tông và đầm nén tiêu chuẩn.
+ Tháo dỡ ván khuôn và bảo dưỡng bê tông sau khi đổ
- Thi công dầm, sàn
+ Xác định vị trí tim trục dầm, sàn, cao độ: Kiểm tra vị trí tim trục, cao độ dầm, sàn.
+ Gia công cốp pha dầm, cốp pha sàn và cốp pha ván khuôn: Kiểm tra vị trí nối thép dầm, kiểm tra bề mặt ván khuôn ép cốp pha sao cho nó thẳng đứng, kín, ổn định. Sau đó sẽ đục nhám và vệ sinh.
+ Dựng cốt thép dầm, sàn và ván khuôn: Kiểm tra mẫu mã, vị trí, độ dài và chiều dài đoạn nối thép, chiều dày lớp bảo vệ, sau đó vệ sinh thép dầm, sàn.
+ Đổ bê tông dầm, sàn: Kiểm tra kỹ thuật đổ: khuôn tươi, đầm bê tông, cao độ bê tông, cuối cùng là tưới nước bảo dưỡng bê tông dầm, sàn.
Những lưu ý khi tiến hành thi công:
- Cần thi công đúng theo bản vẽ kết cấu, đồng thời sử dụng đúng chủng loại vật liệu và tránh làm xô lệch thép. Nếu thép bị lệch cần tìm biện pháp xử lý ngay.
- Cốp pha được lựa chọn phải đảm bảo chất lượng để đảm bảo cho quá trình đổ bê tông
- Bê tông cần phải trộn theo đúng tỷ lệ, có độ kết dính tốt, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn.
- Nếu chất lượng bê tông đã đạt thì tháo dỡ cốp pha ra, còn nếu chưa đạt thì cần để thêm thời gian tránh ảnh hưởng chất lượng của bê tông nói riêng và của công trình nói chung.
- Tường phải được xây thẳng hàng, mạch đều và chắc chắn.
Đây là bước thứ 4 trong quy trình xây nhà từ móng đến mái, sau khi đào móng, thi công móng và xây dựng khung xương. Quá trình này cần thi công theo đúng bản vẽ thiết kế.
Đây là bước cuối cùng trong giai đoạn xây dựng phần thô của ngôi nhà và cũng là bước cuối cùng trong quy trình xây nhà từ móng đến mái. Cụ thể như sau:
- Lắp dựng xà gồ và lợp mái.
- Lắp dựng ván khuôn, cốt thép, sau đó kiểm tra độ an toàn và khép kín các lỗ hở trên ván khuôn.
- Đổ bê tông, kiểm tra vị trí trong ván khuôn và chiều dày lớp phủ bê tông.
- Kiểm tra xem nước có xâm nhập vào bê tông hay không.
Sau khi thi công phần thô sẽ thi công đến phần hoàn thiện. Công tác hoàn thiện cụ thể gồm:
Cần trát xi măng trong và ngoài tường của căn nhà. Khi trát đòi hỏi cần phải có độ bám dính tốt, mượt, không bị sần sùi và làm ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ của ngôi nhà.
Các công đoạn lát nền, đóng trần, làm cửa sổ, cửa chính và cầu thang yêu cầu làm đúng theo bản vẽ thiết kế. Sau khi làm sẽ được nghiệm thu cẩn thận trước khi đưa vào sử dụng.
Bước tiếp theo trong quá trình hoàn thiện là bước sơn tường. Cần phải sơn chống thấm, sơn màu trong và ngoài ngôi nhà nên quét 2 lần để gia tăng chất lượng, khả năng chống thấm nước của công trình. Điều này sẽ giúp căn nhà bền vững hơn theo thời gian.
Bước 4 chính là lắp đặt các thiết bị, bao gồm các thiết bị điện, nước, thiết bị vệ sinh, thiết bị nội thất,… sao cho đúng bản vẽ và đúng với chủng loại vật tư yêu cầu.
Bước cuối cùng là bàn giao nhà cho gia chủ. Tuy nhiên, trước khi tiến hành bàn giao, các đơn vị thi cần cần phải vệ sinh sạch sẽ.
Trên đây là những chia sẻ về quy trình xây nhà từ móng đến mái chi tiết nhất năm 2024. Hy vọng với những chia sẻ chi tiết này sẽ giúp bạn đọc hình dung ra được quy trình tạo ra ngôi nhà mơ ước. Nếu có bất cứ thắc mắc gì cần được hỗ trợ, hãy liên hệ ngay đến HTcons nhé!
0915.986.109