Quy trình thi công sàn bê tông nhẹ đơn giản, dễ hiểu

11/01/2024 226

Sàn bê tông nhẹ là một trong những giải pháp xây dựng được ưa chuộng nhất hiện nay bởi những tính năng vượt trội của nó. Vậy ưu điểm của nó là gì và quy trình thi công sàn bê tông nhẹ như thế nào, hãy cùng HTcons tìm hiểu ngay trong bài viết này

1. Bê tông nhẹ là gì?

Bê tông nhẹ là loại bê tông được tạo nên bởi rất nhiều những lỗ nhỏ dạng tổ ong và được kết nối với nhau bằng bê tông xi măng. Do kết cấu của nó có nhiều lỗ rỗng nên sẽ giúp thể tích của bê tông giảm và giúp nó có thể nổi trên mặt nước. Loại bê tông này thường được dùng để làm trần của công trình xây dựng. 

bê tông nhẹ là gì

2. Bê tông nhẹ có những đặc điểm nổi bật nào?

đặc điểm của bê tông nhẹ

Hiện nay, trong các công trình xây dựng, bê tông đang được sử dụng rất phổ biến nhờ vào những ưu điểm vượt trội của nó. Những ưu điểm đó có thể kể đến như:

- Trong quá trình sản xuất, các cấu kiện của bê tông nhẹ được giám sát chặt chẽ từng khâu từ khi chọn lựa vật tư đến khi xuất xưởng, do đó nó thường có chất lượng ổn định.

- Cấu kiện của nó cũng nhỏ gọn và có trọng lượng nhẹ nên rất dễ dàng cho việc vận chuyển

- Bê tông nhẹ phù hợp cho mọi công trình dù công trình đó nằm trên nền đất yếu

- Bê tông nhẹ giúp các người thợ có thể tiết kiệm thời gian thi công cũng như bảo dưỡng

- Bê tông nhẹ thường có độ phẳng và độ nhám cao, do đó rất dễ trát. Ngoài ra, nó cũng có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt nên không gian giữa các phòng không bị ảnh hưởng lẫn nhau.

- Quá trình thi công loại bê tông này rất đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng và có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn của xây dựng.

- Bê tông nhẹ sử dụng nguyên liệu là xốp EPS, do đó nó có khả năng chịu nhiệt cao, tránh được tác động của thời tiết và có khả năng chống cháy.

- Bê tông nhẹ được làm từ những vật tư như xi măng, cát, đá. Đây là những vật liệu khát nước cao và không bị ảnh hưởng bởi môi trường nên bê tông nhẹ có khả năng chịu nước rất tốt. Ngoài ra, bê tông nhẹ cũng không bị mối mọt hay côn trùng phá hoại. 

3. Quy trình thi công sàn bê tông nhẹ

thi công sàn bê tông nhẹ

Thi công sàn bê tông nhẹ thường sẽ nhanh chóng và hoàn thành theo chuẩn kỹ thuật bởi nó không phải những cột bê tông thép có tải trọng lớn và cồng kềnh. Các bước thi công sàn bê tông nhẹ cụ thể như sau:

Bước 1: Tiến hành khảo sát và đo đạc diện tích mặt bằng thực tế

Bước đầu tiên trong quá trình thi công sàn bê tông nhẹ là cần tiến hành khảo sát cũng như đo đạc diện tích mặt bằng thực tế chuẩn bị thi công xây dựng. Bước này sẽ giúp quá trình thi công không xảy ra sai sót và không có tình trạng thừa hoặc thiếu nguyên vật liệu xây dựng. Việc đo đạc cũng cần đảm bảo chính xác để khi thi công không bị lỗi và chậm tiến độ thi công.

Bước 2: Lựa chọn phương án thi công phù hợp

Sau khi khảo sát đo đạc diện tích mặt bằng thực tế, việc tiếp theo là cần lên kế hoạch và lựa chọn phương án thi công sao cho phù hợp.

Bước 3: Vận chuyển vật tư thi công đến công trình

Khi đã có phương án thi công phù hợp, cần vận chuyển vật tư đến công trình để tiến hành thi công. 

Nếu địa điểm thi công nằm trên những con đường lớn, rộng rãi hay những nơi dễ tiếp cận thì xe vận chuyển có thể trực tiếp đi vào. Ngoài ra, xe có trọng lượng nhẹ hơn cũng có thể dễ dàng di chuyển vật tư đến công trường thi công. 

Còn nếu địa điểm thi công là những nơi ở sâu trong ngách, trong hẻm, cần sử dụng phương tiện nhỏ, phù hợp, đồng thời cũng cần thêm nhân công để chuyển vật liệu vào trong công trình.

Bước 4: Lắp đặt hệ thống dầm bê tông dự ứng lực và gạch block cùng với cốt thép cacbon

Bước tiếp theo của quá trình thi công sàn bê tông nhẹ là lắp đặt sẵn hệ thống dầm bê tông dự ứng lực và gạch block cùng với cốt thép cacbon. Việc này sẽ tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng bê tông khi lắp xong mà chưa có máy để dầm, đồng thời cũng không làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Bước 5: Đổ lớp bê tông sàn trên lớp sàn bê tông nhẹ

Bước cuối cùng chính là đổ lớp bê tông sàn ở trên lớp bê tông nhẹ. Cụ thể như sau: 

- Cắt tấm bê tông bằng máy cắt theo kích thước được yêu cầu, sau đó sử dụng keo xi măng chuyên dụng để nối lại với nhau. Các mối nối này phải đạt độ chắc chắn, độ bền và không bị nứt.

- Dùng xe đẩy để đẩy tấm bê tông nhẹ đến vị trí thi công và dùng tay đặt vào vị trí đã xác định.

- Sau khi lắp đặt, dùng keo xi măng chuyên dụng để lấp đầy khoảng cách giữa các tấm bê tông nhẹ. Làm vậy sẽ giúp đảm bảo độ bền, chống nước và lửa hiệu quả.

- Sau khi đã lắp đặt và xử lý xong các khe hở của sàn bê tông nhẹ, cần thực hiện việc đổ lớp bê tông sàn lên trên đó. Bê tông này dùng loại M250 với độ dày 40mm. Lớp bê tông này sẽ giúp gia tăng khả năng cách nhiệt và độ chắc chắn cho ngôi nhà.

4. Các loại sàn bê tông nhẹ phổ biến hiện nay

Hiện nay có rất nhiều loại sàn bê tông nhẹ. Dưới đây là 3 loại phổ biến nhất hiện nay:

Các tấm bê tông nhẹ dùng để lắp ghép sàn phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

4.1. Tấm panel ALC

Đây là loại bê tông nhẹ được đúc sẵn từ bê tông khí chưng áp kết hợp cốt thép gia cường. Các nhà máy bê tông khí chưng áp Viglacera và Eblock sản xuất loại panel này.

4.2. Tấm bê tông nhẹ EPS

Đây là loại bê tông nhẹ được sản xuất từ hỗn hợp bê tông trộn hạt xốp EPS với lưới cốt thép gia cường bên trong. Tấm bê tông này có khả năng chịu tải và chịu uốn tốt, độ bền cao và dễ dàng thi công lắp ghép.

4.3. Tấm xi măng nhẹ Cemboard

Đây là loại bê tông nhẹ thường được dùng để lót sàn gác xép hay sàn gác lửng. Khi ghép sàn bằng tấm Cemboard thì sàn sàn nhẹ và rất tiện lợi.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về thi công sàn bê tông nhẹ để bạn đọc nắm được. Hy vọng với những thông tin này đã mang lại những kiến thức xây dựng hữu ích cho bạn đọc. Từ đó phần nào giúp bạn có thêm kinh nghiệm để hoàn thành tốt công cuộc xây nhà cho mình. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn về dịch vụ xây nhà trọn gói hãy liên hệ ngay đến HTcons nhé!



 



Bài viết liên quan
09/09/2024
Nâng mái nhà có cần xin phép không? Các thủ tục cần thiết để nâng mái nhà là gì và rủi ro ra sao?
09/09/2024
Một số cách khắc phục xây nhà 2 năm chi tiết mà gia chủ nên biết? Tại sao lại không nên xây nhà kéo dài đến 2 năm?
09/09/2024
Bể phốt là gì và có những loại bể phốt như thế nào? Đâu là cách tính mét khối bể phốt chuẩn xác?
05/09/2024
Móng cọc là gì? Đâu là biện pháp thi công móng cọc chi tiết và đầy đủ nhất? Một số lưu ý cần biết khi thi công móng cọc?
05/09/2024
Bê tông lót móng đá 4x6 là gì và những điều cần lưu ý khi thi công? Quy trình đổ bê tông lót đá 4x6 chuẩn xác?
05/09/2024
Tại sao lại cần sử dụng nẹp tô cạnh tường và các ứng dụng của nó trong thi công xây dựng? Có những loại nẹp tô nào?
Liên hệ tư vấn
Zalo

0915.986.109

Đăng Ký Nhận Tư Vấn