Bật mí quy trình ốp lát cầu thang từ A-Z

15/08/2024 38

Cầu thang là một phần không thể thiếu trong các công trình cao tầng, không chỉ đóng vai trò kết nối các không gian mà còn là điểm nhấn thẩm mỹ quan trọng. Quy trình ốp lát cầu thang đúng tiêu chuẩn không chỉ mang lại vẻ đẹp mà còn giúp cầu thang chống chịu tốt với các tác động môi trường. Việc ốp đá cầu thang không chỉ tăng thêm vẻ đẹp đa dạng và độc đáo mà còn đảm bảo độ bền bỉ theo thời gian nhờ khả năng chịu lực cao của đá. Để biết cách biến cầu thang nhà bạn trở nên ấn tượng và bền vững, hãy theo dõi chi tiết bài viết dưới đây của HTCons.

1. Cách chọn loại đá ốp lát cầu thang phù hợp

Quy trình ốp lát cầu thang

Mỗi loại đá phù hợp với từng không gian riêng trong nhà, vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ về các loại đá ốp cầu thang và màu sắc của chúng. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại đá ốp cầu thang khác nhau về chất lượng, thiết kế, màu sắc và giá cả. Hai loại đá được ưa chuộng nhất là đá Granite tự nhiên và đá marble tự nhiên, trong đó đá Granite được sử dụng nhiều hơn do giá thành hợp lý và độ cứng cao. Đá Granite phù hợp với vị trí cầu thang vì không yêu cầu hoa văn phức tạp mà cần màu sắc đồng đều và khả năng chịu lực tốt.

Thông thường, độ dày của đá khoảng 3cm, nhưng độ dày hợp lý nhất là từ 2cm đến 4cm. Khi đặt đá tại các cơ sở sản xuất, gia chủ cần lưu ý đến điều này. Nếu ốp mặt bậc cầu thang bằng đá tự nhiên thì chi phí sẽ cao. Do đó, bạn có thể kết hợp đá tự nhiên và đá nhân tạo để tiết kiệm chi phí. Mặt bậc sẽ được ốp bằng đá tự nhiên, còn phần cổ bậc sẽ ốp bằng đá nhân tạo. Một cách phối hợp phổ biến là ốp mặt bậc bằng đá kim sa đen và cổ bậc bằng đá trắng sứ nhân tạo.

Ngoài việc chọn loại đá, màu sắc cũng rất quan trọng để đảm bảo sự hài hòa về thẩm mỹ. Cầu thang là “xương sống” của ngôi nhà, kết nối toàn bộ không gian, nên màu sắc đá cần được xem xét kỹ lưỡng. Về phong thủy, màu sắc đá phải hợp với tuổi mệnh của gia chủ để mang lại may mắn, tài lộc, sức khỏe và thành công. Về sở thích, nhà là nơi nghỉ ngơi nên việc trang trí theo ý thích sẽ tạo cảm giác dễ chịu, thư thái. Mẫu đá ốp cầu thang có nhiều màu sắc để lựa chọn, nên cần chọn màu sao cho hài hòa với tổng thể không gian ngôi nhà.

Khi chọn đá ốp cầu thang, cần xem xét vị trí, kích thước và không gian nơi cầu thang để thuận tiện hơn trong quy trình ốp lát cầu thang.

Ví dụ:

2. Quy trình ốp lát cầu thang chuẩn chỉnh

quy trình ốp lát cầu thang

Quy trình ốp lát cầu thang nếu không được thực hiện cẩn thận sẽ khiến bề mặt nhanh xuống cấp, vừa tốn chi phí bảo dưỡng, vừa làm mất đi tính thẩm mỹ của không gian. Do đó, quy trình thi công cần tuân theo các bước sau:

Bước 1: Đo đạc và tính toán diện tích bậc cầu thang

Trước khi thi công ốp lát đá, cần đo đạc và tính toán kỹ lưỡng, dù là nhà dân dụng hay các công trình thương mại như khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng. Điều này giúp thợ thi công tính được khối lượng đá cần thiết và chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị đạt tiêu chuẩn, từ đó rút ngắn thời gian hoàn thiện.

Bước 2: Vệ sinh mặt bằng thi công

Tiếp theo, kiểm tra và vệ sinh mặt bằng ốp lát. Đảm bảo bề mặt thi công phải đủ bằng phẳng và sạch sẽ. Nếu không phẳng cần xử lý trám vá lại. Cần lau sạch các vết dầu mỡ, dùng máy hút bụi công nghiệp làm sạch nền và phun nước để giúp nền ẩm. Để bảo vệ các khu vực xung quanh, bạn có thể dùng băng keo dán giấy dán xung quanh vị trí ốp lát.

Bước 3: Sắp xếp và định vị đá

Xác định vị trí của viên đá định vị đầu tiên bằng cách căng dây và lấy mốc, đảm bảo thi công đúng theo bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt.

Bước 4: Chuẩn bị keo dán đá

Tuỳ vào loại keo dán đá sử dụng, bạn cần hòa keo với nước theo hướng dẫn trên bao bì để tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Trải lớp keo xuống đáy tấm đá với độ dày từ 1 – 2cm, dùng bay răng cưa để dàn keo đều trên bề mặt đá trước khi tiến hành lát.

Bước 5: Lát đá

Trong quy trình ốp lát cầu thang khi đã vệ sinh sạch sẽ, thợ thi công sẽ sắp xếp vị trí đá ốp lát ở cổ bậc cầu thang, định vị từng viên rồi trát keo (hồ dầu) lên mặt trong của đá và bề mặt cổ bậc. Giữ cố định một lúc để đá bám chắc. Thi công từ cổ bậc đến mặt bậc cầu thang, định vị đá và dùng búa cao su đóng nhẹ để lấy chiều cao và độ phẳng chuẩn. Tránh đi lại hoặc để đồ nặng lên bề mặt trong vòng 24 giờ đầu tiên. Dùng bao gai ướt phủ toàn bộ bề mặt để giữ ẩm và bảo dưỡng sàn.

Bước 6: Chà ron và dọn vệ sinh

Sau khi lát đá xong, thợ thi công sẽ chà ron bề mặt bằng keo chà ron để quét lên các khe hở giữa các viên đá. Việc này không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn tăng cường khả năng chống ẩm, tránh hiện tượng nứt vỡ đá ốp.

Trên đây là tất cả thông tin về quy trình ốp lát cầu thang. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp các thông ttin hữu ích đến cho gia chủ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên hệ ngay HTCons để được giải quyết nhanh nhất!



Bài viết liên quan
09/09/2024
Nâng mái nhà có cần xin phép không? Các thủ tục cần thiết để nâng mái nhà là gì và rủi ro ra sao?
09/09/2024
Một số cách khắc phục xây nhà 2 năm chi tiết mà gia chủ nên biết? Tại sao lại không nên xây nhà kéo dài đến 2 năm?
09/09/2024
Bể phốt là gì và có những loại bể phốt như thế nào? Đâu là cách tính mét khối bể phốt chuẩn xác?
05/09/2024
Móng cọc là gì? Đâu là biện pháp thi công móng cọc chi tiết và đầy đủ nhất? Một số lưu ý cần biết khi thi công móng cọc?
05/09/2024
Bê tông lót móng đá 4x6 là gì và những điều cần lưu ý khi thi công? Quy trình đổ bê tông lót đá 4x6 chuẩn xác?
05/09/2024
Tại sao lại cần sử dụng nẹp tô cạnh tường và các ứng dụng của nó trong thi công xây dựng? Có những loại nẹp tô nào?
Liên hệ tư vấn
Zalo

0915.986.109

Đăng Ký Nhận Tư Vấn