Phân biệt các loại móng nhà cũng như ưu điểm, nhược điểm của các loại móng là điều vô cùng quan trọng để bạn lựa chọn được loại móng nhà phù hợp với công trình của mình, bên cạnh sự tư vấn của đội ngũ kiến trúc sư và kỹ sư. Vậy cách phân biệt các loại móng nhà cơ bản trong xây dựng như thế nào, hãy cùng HTcons tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Để phân biệt các loại móng nhà, trước tiên bạn đọc cần biết móng nhà là gì. Móng nhà (còn được gọi là móng nền) là phần kết cấu kỹ thuật nằm dưới cùng của mỗi công trình, được thi công bằng chất liệu bê tông, cốt thép. Nó là bộ phận đảm nhận chức năng chống đỡ trực tiếp tải trọng và là lực đỡ toàn bộ công trình, đảm bảo sự chắc chắn và an toàn cho công trình.
Móng nhà có vai trò rất quan trọng, quyết định độ kiên cố và sự bền vững của ngôi nhà theo thời gian. Thiết kế móng nhà là hạng mục quan trọng nhất đối với một ngôi nhà bởi muốn ngôi nhà được chắc chắn và an toàn tuyệt đối, phải đảm bảo móng nhà được thi công một cách cẩn thận nhất. Chính vì vậy mà chi phí dành cho phần móng nhà cũng chiếm tỷ lệ lớn. Móng xây không vững chắc thì ngôi nhà có thể bị nghiêng, nứt tường và một số hậu quả khác. Cần chú ý đến chất lượng móng nhà ngay từ khi thi công để không phải cải tạo, sửa chữa về sau.
Để lựa chọn được loại móng phù hợp với nền đất xây dựng của nhà mình, các gia chủ cần phân biệt các loại móng nhà để đưa ra quyết định chính xác. Có 4 loại móng cơ bản trong xây dựng, đó là móng đơn, móng băng, móng bè và móng cọc.
Là loại móng nằm riêng lẻ, có kết cấu đơn giản với kích thước không quá lớn. Móng này có đáy móng hình vuông, chữ nhật hoặc hình tròn. Loại móng này có tác dụng chịu lực, dùng để đỡ 1 cột hoặc 1 cụm cột đứng sát nhau. Thành phần cấu tạo và mác bê tông là 2 nhân tố ảnh hưởng đến tác dụng chịu lực của nó.
Các loại móng đơn được sử dụng phổ biến hiện nay gồm có: móng đơn đúng tâm, móng đơn lệch tâm nhỏ, móng đơn lệch tâm lớn (móng chân vịt) và móng lắp ghép.
- Ưu điểm của móng đơn:
+ Thi công móng đơn sẽ tiết kiệm chi phí xây dựng
+ Móng đơn được thi công rất dễ dàng
- Nhược điểm của móng đơn: Loại móng này chịu tải kém
Do chịu tải kém móng đơn thường được dùng với nền đất có khả năng chịu tải tốt, tải trọng nhỏ và vừa như nhà vườn 1 tầng, 2 tầng và 3 tầng,... Và nó được sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện,… Móng đơn sẽ càng dài và càng phải chôn sâu nếu phải chịu tải lớn.
Nếu sử dụng móng đơn đối với nền đất yếu thì phải cải tạo đất bằng cừ tràm hoặc cọc tre, đồng thời thay lớp đất yếu bằng lớp đất tốt.
Là loại móng được dùng phổ biến trong các công trình dân dụng. Móng băng được cấu tạo bởi lớp bê tông lót móng, bản móng liên kết thành một khối. Do đó nó có dạng dải dài, liên kết với nhau chạy theo chân tường song song hoặc giao cắt tạo hình ô bàn cờ. Móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp là 3 loại móng băng có thể dùng trong xây nhà.
- Ưu điểm của móng băng:
+ Móng băng giúp ngăn ngừa được hiện tượng sụt lún giữa các cột.
+ Chia đều tải trọng xuống nền đất do đó giảm áp lực xuống đáy móng.
+ Móng băng dễ thi công và tiết kiệm chi phí xây dựng.
+ Móng băng có thể sử dụng ở những nơi có địa chất xấu.
+ Loại móng này hỗ trợ cho tường và cột đứng chắc theo phương dọc.
- Nhược điểm của móng băng
+ Nếu được thi công ở những nơi có nền đất yếu, nhiều bùn thì việc thi công sẽ cực kỳ phức tạp bởi nếu lún không đều thì ngoài việc đầm chặt đất cần phải bố trí các khe lún chạy từ móng lên tường chắn mái.
+ Tính ổn định, chống trượt và chống lật của móng băng chỉ ở mức tương đối.
Móng băng chỉ nên được sử dụng khi chiều rộng móng tối đa dưới 1,5m. Phải sử dụng loại móng khác nếu chiều rộng móng lớn hơn 1,5m. Việc chọn móng băng làm nhà không hợp lý thì có thể gây ra sự sụt lún, lệch nhiều hơn so với việc dùng móng đơn.
Móng bè hay còn được gọi là móng bản hoặc móng toàn diện. Loại móng này được sử dụng chủ yếu ở nền đất yếu, sức kháng nén yếu. Dựa trên cấu tạo công trình, móng bè trải rộng phía dưới toàn bộ diện tích công trình để giảm áp lực cho nền đất.
- Ưu điểm của móng bè:
+ Móng bè dễ dàng thi công, tiết kiệm chi phí.
+ Ở những nơi có mật độ xây dựng thấp, việc sử dụng móng bè sẽ ít ảnh hưởng đến các công trình lân cận cũng như chịu ít tác động từ các công trình đó.
- Nhược điểm của móng bè:
+ Chỉ phù hợp cho công trình có lớp địa tầng chiều dày lớn, ổn định và lớp địa chất tốt
+ Móng bè dễ bị lún không đều, gây hiện tượng nứt, ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình
+ Móng bè là loại móng nông, do đó có thể gây ra vấn đề về sự ổn định do sự thoát nước ngầm hay động đất.
Với các ưu, nhược điểm nói trên, móng bè phù hợp với công trình có tầng hầm, bể chứa, nhà kho, hồ bơi, các công trình nhà nhỏ như nhà cấp 4, nhà 2, 3 tầng.
Là loại móng gồm 2 bộ phận là phần cọc và đài cọc, đóng hạ cọc xuống sâu các tầng đất để tải trọng của công trình được truyền xuống tận lớp đất dưới sâu. Độ sâu của móng sẽ khác nhau tùy vào tính chất của đất nền.
- Ưu điểm của móng cọc:
+ Móng cọc cho phép giảm khối lượng đất đào móng khoảng 85%, bê tông khoảng 30-40%.
+ Giá thành rẻ so với các loại móng nhà khác
+ Móng cọc có tuổi thọ cũng như độ tin cậy cao đối với công trình
- Nhược điểm của móng cọc
+ Móng cọc chỉ sử dụng cho nhà phố có hẻm vào rộng vì máy ép cọc rất nặng và cồng kềnh, khó di chuyển.
+ Móng cọc chỉ thích hợp với nền đất yếu vì đất cứng không thể ép cọc
+ Sử dụng móng cọc sẽ gây ảnh hưởng đến nhà kế bên do tác động trực tiếp vào nền đất.
Trên đây là những chia sẻ về cách phân biệt các loại móng nhà cơ bản trong xây dựng. Hy vọng với những chia sẻ chi tiết này sẽ giúp bạn đọc dễ dàng hơn trong việc phân biệt các loại móng nhà cũng như lựa chọn được loại móng phù hợp với công trình nhà mình. Nếu có bất cứ thắc mắc gì cần được hỗ trợ, hãy liên hệ HTcons ngay để được tư vấn!
0915.986.109