Hiện nay trên kết cấu sàn bê tông cốt thép tình trạng nứt nền bê tông xảy ra rất phổ biến. Nó xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau như: sau khi đổ bê tông xong, sau khi công trình đưa vào sử dụng được 1 thời gian,... Vậy lý do là gì và liệu có giải pháp nào xử lý triệt để tình trạng này không? Bài viết này hãy cùng HTcons tìm hiểu: “Nguyên nhân nứt sàn bê tông - Giải pháp xử lý triệt để là gì?” nhé.
Tình trạng sàn bê tông xuất hiện rạn nứt là do vữa hoặc do sâu bên trong kết cấu bê tông. Mỗi vị trí và tình trạng của từng vết nứt sẽ có thể xác định được độ nguy hiểm mà nó có thể gây ra.
Có thể thấy khi sàn bê tông xuất hiện các vết nứt dài, sâu thì sẽ rất nguy hiểm. Do đó bạn cần phải có giải pháp xử lý tình trạng này kịp thời.
Sàn bê tông bị nứt do co ngót sẽ xảy ra khi nước bốc hơi quá nhanh khỏi bề mặt bê tông. Do đó nó sẽ khiến phần mặt trên sàn bê tông khô nhanh hơn so với phần đáy. Từ đó hai mặt sàn bê tông biến dạng khác nhau, sản sinh ra lực kéo và bắt đầu hình thành các vết nứt.
Tình trạng nứt sàn bê tông do co ngót thường xảy ra khi đổ bê tông vào thời tiết nắng gắt, độ ẩm thấp.
Nếu móng nhà bị sụt lún, dịch chuyển cũng có thể gây ra tình trạng sàn bê tông bị nứt. Lý do là vì công trình được thi công trên nền đất yếu, kết cấu phần móng chưa phù hợp, hoặc nền đất đắp lên chưa được khử lún.
Hiện tượng này thường sẽ xuất hiện khi công trình đã hoàn thiện được khoảng 3 - 12 tháng.
Việc sử dụng vật tư, vật liệu, các chất phu gia khi đổ bê tông không tương thích cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt sàn bê tông.
Nếu bê tông được trộn không đều, bị phân tầng sẽ khiến cường độ bê tông giảm. Hoặc chiều dày giữa các lớp bê tông không đều nhau cũng có thể khiến sàn bê tông bị nứt.
Trong thời gian dài bị tác động bởi địa chấn hoặc các tác động rung lắc từ công trình xung quanh, sàn bê tông rất dễ bị nứt. Do đó bạn cần chú ý theo dõi để phát hiện kịp thời và xử lý nhanh chóng.
Nếu hàm lượng cốt thép trong bê tông không đạt tiêu chuẩn, quá ít sẽ dẫn đến cốt thép không đủ khả năng chịu lực. Ngược lại nếu hàm lượng này quá nhiều cốt thép sẽ chịu mọi lực kéo và bê tông cũng sẽ bị phá vỡ.
Do đó, khi thi công các thanh thép cần được bố trí đều, gần với hai mặt bên, mặt đáy sàn, dầm.
Nấu tải trọng công trình lớn sẽ tạo nên sức căng tác động lên bề mặt bê tông. Điều này khiến bê tông phải chịu tải trọng lớn dẫn đến xuất hiện các vết nứt trên sàn.
Nếu bên trong bê tông cốt thép bị ăn mòn nó sẽ nở ra. Điều này dẫn đến bê tông xung quanh sẽ bị nứt.
Khi xuất hiện tình trạng sàn bê tông bị nứt, bạn cần tiến hành xử lý kịp thời. Quá trình xử lý cần được thực hiện tỉ mỉ, cầu kỳ. Sau đây là các bước xử lý triệt để nứt sàn bê tông bạn có thể tham khảo:
cần kiểm tra hiện trạng các vết nứt xem đó là vết nứt nhỏ hay vết nứt lớn. Sau đó khoanh vùng, đánh dấu các vết nứt.
Đục lớp vữa cán trên bề mặt, tiến hành mài sơ bề mặt sàn và xử lý sạch sẽ các bụi bẩn, tạp chất bằng máy chuyên dụng hoặc bàn chải sắt. Sau đó tưới ẩm để định vị rõ vết nứt và đánh dấu các vị trí trọng yếu để khoan gắn kim bơm.
Tiến hành khoan các vị trí đã được khoanh vùng, và khoảng cách các lỗ khoan là khoảng 15 - 20cm. Khoan dọc theo chiều 2 bên của vết nứt, đảm bảo độ sâu lỗ khoan phải xuyên qua vết nứt.
Sau đó rót keo trám khe epoxy HEL 080 vào các lỗ khoan rồi hàn các vết nứt lại. Làm đầy rãnh và trứt cao hơn bề mặt bê tông bằng Bestseal AC407 để tạo luống. Để gia cố trong quá trình dán 2 lớp vải thủy tinh cần quét cùng lúc Bestseal AC 407.
Đổ nước vào vị trí vết nứt vừa xử lý và ngâm 24 tiếng. Nếu sau khoảng thời gian này không có dấu hiệu bị thấm thì mới tiến hành cán vữa hoặc lát gạch.
Sau đây là một số lưu ý khi thi công sàn bê tông để hạn chế tình trạng bị nứt:
Hy vọng với những chia sẻ về nguyên nhân và giải pháp xử lý tình trạng nứt sàn bê tông, bạn đọc sẽ có được những kiến thức bổ ích. Từ đó giúp bạn có thể chọn được giải pháp xử lý phù hợp khi nhà mình xảy ra tình trạng này.
0915.986.109