7 nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng mà bạn cần nắm rõ

26/12/2023 82

Bên cạnh việc đảm bảo các yếu tố về kỹ thuật hay kết cấu công trình thì việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng cũng là điều rất quan trọng. Chi phí cần được tính đúng, đủ cho từng công trình để các chủ đầu tư có thể lên được dự trù kinh phí cho công trình của mình. Vậy nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư như thế nào, hãy cùng HTcons tìm hiểu ngay trong bài viết này.

1. Thế nào là quản lý chi phí đầu tư xây dựng?

Quản lý có thể được hiểu là một loạt những hoạt động như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh, thanh tra và kiểm soát.

Chi phí đầu tư xây dựng là tất cả những chi phí để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo hoặc mở rộng công trình xây dựng.

quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì

Tóm lại, quản lý chi phí đầu tư xây dựng là là việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh, thanh tra và kiểm soát tất cả những chi phí để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo hoặc mở rộng công trình xây dựng.

2. Tại sao cần quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Để có thể quản lý chi phí đầu tư xây dựng một cách chặt chẽ, chính xác, bạn cần nắm được tầm quan trọng của việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng đóng một vai trò rất to lớn bởi nó sẽ giúp tiến độ thực hiện công trình và sự hiệu quả của công trình được đảm bảo. Việc quản lý này cũng giúp kiểm soát tốt, kịp thời và nhanh chóng về chi phí để xác định mức chênh lệch so với kế hoạch ban đầu. Bên cạnh đó, nếu quản lý tốt thì sẽ ngăn chặn được những thay đổi không đúng với kế hoạch.

3. Các đối tượng được áp dụng quản lý chi phí đầu tư xây dựng ?

Theo Điều 1 của Nghị định số 10/2021/NĐ - CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì các đối tượng được áp dụng đó là:

- Các dự án dùng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hay còn là dự án PPP). 

-  Các dự án dùng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (hay còn gọi là ODA), vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế; thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã được ký kết.

4. 7 nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

7 nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng được nêu cụ thể tại Điều 3 của Nghị định số 10/2021, NĐ - CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ. Cụ thể như sau:

1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 132 Luật Xây dựng và khoản 50 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, phù hợp với từng nguồn vốn để đầu tư xây dựng, hình thức đầu tư, phương thức thực hiện, kế hoạch thực hiện của dự án và quy định của pháp luật liên quan.

2. Quy định rõ và thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, của người quyết định đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng; quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng, phù hợp với trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng.

3. Nhà nước ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; quy định các công cụ cần thiết để chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan áp dụng, tham khảo trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng, gồm: định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, suất vốn đầu tư xây dựng, chỉ số giá xây dựng; giá vật liệu xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công, đơn giá nhân công xây dựng; thông tin, dữ liệu về chi phí đầu tư xây dựng các dự án, công trình xây dựng; các phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, đo bóc khối lượng, kiểm soát chi phí, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, suất vốn đầu tư xây dựng, chỉ số giá xây dựng.

4. Các dự án, công trình xây dựng đặc thù áp dụng các quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các cơ chế đặc thù theo quy định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ để xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

5. Các dự án, công trình xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh, thẩm quyền, trình tự thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng, thẩm quyền, trình tự thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng trong thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

6. Dự án, công trình xây dựng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia áp dụng nguyên tắc, phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan phù hợp với đặc thù về tính chất và điều kiện thực hiện công trình thuộc Chương trình.

7. Các dự án, công trình đầu tư xây dựng tại nước ngoài thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo các nguyên tắc quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn nắm được 7 nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng, từ đó giúp cho việc lên kế hoạch tài chính xây dựng trở nên thuận lợi hơn. Nếu bạn có bất cứ vấn đề nào khi xây nhà cần tư vấn, hãy liên hệ ngay HTcons để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!
 



Bài viết liên quan
09/09/2024
Nâng mái nhà có cần xin phép không? Các thủ tục cần thiết để nâng mái nhà là gì và rủi ro ra sao?
09/09/2024
Một số cách khắc phục xây nhà 2 năm chi tiết mà gia chủ nên biết? Tại sao lại không nên xây nhà kéo dài đến 2 năm?
09/09/2024
Bể phốt là gì và có những loại bể phốt như thế nào? Đâu là cách tính mét khối bể phốt chuẩn xác?
05/09/2024
Móng cọc là gì? Đâu là biện pháp thi công móng cọc chi tiết và đầy đủ nhất? Một số lưu ý cần biết khi thi công móng cọc?
05/09/2024
Bê tông lót móng đá 4x6 là gì và những điều cần lưu ý khi thi công? Quy trình đổ bê tông lót đá 4x6 chuẩn xác?
05/09/2024
Tại sao lại cần sử dụng nẹp tô cạnh tường và các ứng dụng của nó trong thi công xây dựng? Có những loại nẹp tô nào?
Liên hệ tư vấn
Zalo

0915.986.109

Đăng Ký Nhận Tư Vấn