Kỹ thuật trát tường 2 lớp đầy đủ và chi tiết nhất

12/01/2024 2517

Làm thế nào để có bức tường đẹp và đảm bảo chất lượng là câu hỏi rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, HTcons sẽ chia sẻ đến bạn đọc về kỹ thuật trát tường 2 lớp và những tiêu chuẩn khi thi công. 

1. Tại sao phải trát tường 2 lớp cho công trình

Muốn công trình của mình mang tính thẩm mỹ cao và chắc chắn, bền vững thì cần có nguyên liệu đạt chuẩn cũng như sự cẩn thận trong từng công đoạn thi công dù lớn hay nhỏ. Và việc trát tường cũng vậy. Trên thực tế, có nhiều người cho rằng trát tường không cần đẹp bởi đến công đoạn sơn tường thì những người thợ sơn sẽ tự chỉnh sửa lại. Do đó, rất nhiều thợ trát tường thường làm cẩu thả, không chú tâm nhiều vào công đoạn này. Và đây chính là sai lầm khiến tường nhà không đẹp, không đảm bảo chất lượng và ngôi nhà cũng như vậy. 

tại sao phải trát tường 2 lớp

Chính vì vậy, những người thợ chuyên nghiệp thường tiến hành kỹ thuật trát tường làm 2 lớp trước khi sơn. Công đoạn này đòi hỏi những người thợ giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao. Trong quá trình thi công trát tường 2 lớp, những người thợ cần trát cẩn thận để tường được vuông thành sắc cạnh, bề mặt phẳng, nhẵn. Ngoài ra, khi trát không được để lại những nếp gấp nào để không ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà.

Bên cạnh đó, trát tường 2 lớp cũng giúp cho công trình chống lại được tác nhân gây hại của môi trường như nắng, mưa,... Điều này rất quan trọng bởi nếu nước mưa thấm vào sẽ làm oxy hóa phần lõi, làm giảm tuổi thọ của công trình, thậm chí gây ra tình trạng nứt, thấm, dột. 

2. Kỹ thuật trát tường 2 lớp đầy đủ và chi tiết nhất

Kỹ thuật trát tường 2 lớp gồm 5 bước. Thực hiện 5 bước này sẽ giúp công trình được kiên cố, vững chắc và có tuổi thọ lâu dài.

kỹ thuật trát tường 2 lớp

Cụ thể 5 bước đó như sau:

Bước 1: Công đoạn chuẩn bị trước khi trát tường

Bước đầu tiên trước khi tìm hiểu kỹ thuật trát tường 2 lớp chính là bước chuẩn bị. Ở bước này, cần làm sạch bề mặt tường và đảm bảo không còn bụi bẩn trên bề mặt tường. Khi tường đã sạch sẽ cần tiến hành tưới nước lên nó để làm ẩm cũng như tránh gây nứt tường về sau. Ở công đoạn này cần chú ý các đường điện, nước và hệ thống mạng âm tường đã được lắp đặt.

Bước 2: Tiến hành trộn vữa

Ở bước này, cần tiến hành trộn vữa bằng cách dùng xi măng, cát mịn nhỏ và nước sạch pha theo đúng tỷ lệ yêu cầu. Cần sàng lọc cát thật kỹ để tránh lẫn tạp chất cũng như tránh tình trạng bề mặt mới trát xong đã bị nổ. Với những vị trí có độ ẩm cao, cần dùng vữa có mác M7.5 trở lên. Điều này sẽ giúp tăng khả năng chống thấm, đồng thời làm tăng độ bám dính giữa các lớp trát.

Bước 3: Tiến hành trát tường

Sau khi đã trộn vữa theo đúng chuẩn tỷ lệ, tiến hành vận chuyển vữa vào nơi cần trát tường. Tiếp đó, sử dụng bàn xoa và dao xây, lấy một lượng vữa vừa phải trát lên về mặt tường gạch. Tiếp tục dùng bàn xoa để xoa vữa theo đường thẳng để nó mềm mượt, không xuất hiện vết chân chim và vết hằn. Đường vữa cần được trát lần lượt từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài để đường vữa mềm mượt và không bị nham nhở. 

Nếu sau khi trát vẫn có những sự thiếu hụt thì cần tiến hành thêm vữa và xoa lại thêm một lần nữa. Nếu trong trường hợp vữa bị khô, cần dùng chổi phất ít nước lên rồi xoa ở diện rộng để tạo được độ kết dính.

Bước 4: Hoàn thiện công đoạn trát tường 2 lớp

Đây là bước cuối cùng của kỹ thuật trát tường 2 lớp. Cần kiểm tra tường một cách thường xuyên và cẩn thận để đảm bảo sau khi trát tường phải mịn màng, bề mặt phải nhẵn, không gồ ghề. Hơn nữa, tường không được có vết lạn sạn và lốm đốm để quá trình sơn tường diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Từ đó sẽ đảm bảo tường được đẹp. 

3. Những tiêu chuẩn trát tường 2 lớp cần đảm bảo trong thi công

Nếu chưa nắm được kỹ thuật trát tường 2 lớp, hẳn là ai cũng sẽ nghĩ công đoạn trát tường rất đơn giản.

tiêu chuẩn trát tường 2 lớp

Vậy nhưng thực tế, công đoạn này cần phải được tiến hành tỉ mỉ theo tiêu chuẩn để chất lượng công trình được tốt nhất. Ngoài ra cũng cần nắm được những tiêu chuẩn trát tường 2 lớp mà bất kỳ người thợ trát tường nào cũng cần tuân theo. Cụ thể những tiêu chuẩn đó như sau:

- Lớp trát nên dày từ 10 đến 12mm, trong trường hợp trát dày hơn thì cần dùng lưới thép hoặc tiến hành trát nhiều lần, nhiều lớp nhưng cần đảm bảo các lớp dày không quá 20mm.

- Cần trát từng lớp vữa một. Phải đợi khi lớp trước khô thì mới tiếp tục trát lớp thứ 2.

- Cần dùng thước để cán phẳng lớp trát và dùng bay để xử lý các vị trí bị lồi, lõm rồi lấy bàn xoa để xoa phẳng.

- Phải đảm bảo bề mặt tường phải phẳng không bị lồi, lõm sau khi trát xong

- Các góc tường cần vuông, cân và khớp với nhau sau khi trát

- Cần kẹp lớp vữa trát vào dưới nẹp khuôn cửa ít nhất là 10mm.

- Cần tiến hành gõ vào lớp trát sau khi nó khô để kiểm tra chất lượng tường, nếu có tiếng lộp bộp, bị phồng hay có lớp vết nứt,… thì cần phá đi để trát lại.

Hy vọng với những chia sẻ về trát tường và kỹ thuật trát tường 2 lớp, bạn đọc sẽ có được những kiến thức bổ ích. Hãy lưu ý những điều này để chọn lựa được đội thợ có kỹ thuật trát tốt cho căn nhà của mình.

 



Bài viết liên quan
12/11/2024
Khám phá cách chống mối khi xây nhà hiệu quả từ HTcons. Bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi mối mọt ngay từ giai đoạn đầu để đảm bảo độ bền và an toàn lâu dài.
11/11/2024
Khám phá cách tính chi phí xây móng hiệu quả cùng HTcons!
06/11/2024
Khám phá bí quyết chống nồm hiệu quả khi xây nhà từ HTcons để bảo vệ ngôi nhà khỏi ẩm ướt, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho gia đình bạn.
10/10/2024
Hướng dẫn chi tiết về cách nối thép cột đúng tiêu chuẩn nhất. Các kiểu nối thép cột phổ biến trong xây dựng?
30/09/2024
Chiếu nghỉ cầu thang là gì và ứng dụng ra sao? Nên ốp đá chiếu nghỉ cầu thang như thế nào cho chuẩn kỹ thuật?
30/09/2024
Báo giá nhân công xây nhà cấp 4 chi tiết nhất năm 2024? Các lưu ý khi tính giá nhân công xây dựng?
Liên hệ tư vấn
Zalo

0915.986.109

Đăng Ký Nhận Tư Vấn