Kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng các gia chủ cần biết

26/12/2023 73

Để xây dựng được một ngôi nhà đẹp và vững chắc, ngoài bản thiết kế đẹp thì việc thi công theo đúng bản vẽ là rất quan trọng. Và để làm tốt khâu này cần có giám sát thi công, nhưng không phải ai cũng có kinh nghiệm để làm được điều này. Vậy hãy cùng HTcons tìm hiểu kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng ngay trong bài viết này nhé!

1. Tại sao cần giám sát thi công xây dựng?

Việc giám sát thi công xây dựng là việc rất cần thiết khi thi công công trình, do đó mà vị trí kỹ sư giám sát được hình thành. Kỹ sư giám sát thi công xây dựng có vai trò rất quan trọng, họ là người đại diện cho chủ đầu tư, có nhiệm vụ quản lý và giám sát mọi hoạt động trong quá trình thi công dự án. Kỹ sư sẽ có trách nhiệm với tất cả công việc như theo dõi, kiểm soát chất lượng và khối lượng công trình theo quy định của pháp luật cũng như thỏa thuận của chủ đầu tư với đơn vị xây dựng. Ngoài ra, họ cũng giám sát tiến độ và đảm bảo sự an toàn cho công trình thi công. 

tại sao cần giám sát thi công xây dựng

Trong quá trình xây dựng, kỹ sư giám sát thi công xây dựng sẽ lên quy trình giám sát cụ thể: lựa chọn nguyên vật liệu, kiểm soát chi phí, theo dõi tiến độ dự án, và quản lý nhân công. Điều này giúp các gia chủ có thể tránh được các vấn đề phát sinh và đảm bảo hoàn thiện dự án một cách hiệu quả nhất.

Vai trò trực tiếp của kỹ sư giám sát thi công xây dựng trong việc giám sát từng hạng mục công việc yêu cầu đội ngũ cần phải có kiến thức sâu rộng về xây dựng. Họ cần phải nắm chắc các kỹ thuật cơ bản cũng như các điều kiện cụ thể của mỗi dự án. Điều này sẽ góp phần đảm bảo rằng quá trình thi công theo đúng tiến độ đã được thống nhất.

2. Kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng 

2.1. Kiểm tra sự khả thi và tính chính xác của hồ sơ thiết kế

Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất khi muốn giám sát thi công xây dựng một cách hiệu quả. Bước này được thực hiện nhằm kiểm tra toàn bộ phần hồ sơ phần thiết kế thi công của từng hạng mục trong thi công công trình, đảm bảo tất cả đều thực hiện đúng theo tiêu chuẩn đã đặt ra từ cái nhỏ nhất cho đến những hạng mục.

kiểm tra bản vẽ

Kỹ sư giám sát sẽ khảo sát, kiểm tra, đánh giá hồ sơ thiết kế thi công và thẩm tra về dự toán. Cụ thể, kỹ sư giám sát sẽ kiểm tra thông tin các quy chuẩn về kỹ thuật xây dựng được dự kiến áp dụng cho công trình và đối chiếu 1 cách thực tế. Như vậy, nếu các sai sót được phát hiện kịp thời, các kỹ sư có thể đưa ra các giải pháp khắc phục hiệu quả và làm giảm đi những chi phí phát sinh không cần thiết.

2.2. Xây dựng kế hoạch giám sát thi công xây dựng

Kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng tiếp theo mà các gia chủ cần nắm rõ chính là xây dựng kế hoạch giám sát. 

xây dựng kế hoạch thi công

Căn cứ vào hồ sơ thiết kế đã được kiểm tra, đánh giá và hoàn thiện, kỹ sư giám sát sẽ thông qua chủ đầu tư về các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn xây dựng để lập kế hoạch giám sát thi công xây dựng công trình.

2.3. Tiến hành giám sát các hạng mục

Kỹ sư giám sát thi công công trình cần phải có trách nhiệm giám sát chặt chẽ từng khâu, từng hạng mục, từng công đoạn thi công. Việc thi công phải đảm bảo rằng các quy chuẩn về kỹ thuật được áp dụng. 

tiến hành giám sát thi công

Ngoài ra, các kỹ sư cũng cần kiểm tra, nghiệm thu, đối chiếu số lượng và kích thước của từng loại nguyên vật liệu, thiết bị trước khi đưa vào sử dụng để đảm bảo chất lượng các nguyên vật liệu, từ đó đảm bảo chất lượng công trình và tiến độ thi công, tránh xảy ra những sai sót không mong muốn, tiết kiệm chi phí và đúng theo những quy định trong hợp đồng đã thỏa thuận với chủ đầu tư. Nếu có bất cứ sai sót nào, các kỹ sư cũng sẽ phát hiện kịp thời và có phương án, biện pháp xử lý một cách nhanh chóng, hợp lý và hiệu quả.

2.4. Đảm bảo tiến độ xây dựng

Đây là một trong những kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng mà kỹ sư cần có. Tùy thuộc vào tình hình thời tiết, kỹ sư giám sát có trách nhiệm đôn đốc cho công nhân thi công hay nghỉ ngơi. Kỹ sư luôn phải theo dõi, giám sát để đảm bảo sức khỏe cho các đội thợ, từ đó sẽ có các phương án để đảm bảo tiến độ thi công. 

đảm bảo tiến độ xây dựng

Ngoài ra, cũng tùy vào tình hình thời tiết và sức khỏe của nhân công, cùng với việc nghiên cứu các biện pháp của mình, các kỹ sư có thể đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thi công mà vẫn đảm bảo được chất lượng công trình như đã được yêu cầu.

2.5. Quản lý giá thành nguyên vật liệu xây dựng và lập báo cáo định kỳ

Kinh nghiệm tiếp theo là cần quản lý giá thành nguyên vật liệu xây dựng và lập báo cáo định kỳ. Các kỹ sư cần tìm hiểu về giá thành nguyên vật liệu để có thể kịp tính toán. Nếu có chênh lệch giữa thực tế so với mức giá trong hồ sơ, kỹ sư cần báo cáo lại để điều chỉnh bảng dự toán chi phí và có những phương án điều chỉnh cho phù hợp.

quản lý giá thành và báo cáo định kỳ

Ngoài ra, kỹ sư cũng cần làm báo cáo trực tiếp tại công trường. Đây là báo cáo định kỳ về tiến độ thi công và chất lượng của từng hạng mục. Nếu có bất cứ bất cập nào kỹ sư cần báo cáo lại để có phương án xử lý tốt nhất.

2.6. Tiến hành nghiệm thu từng hạng mục và nghiệm thu toàn bộ công trình

nghiệm thu

Tiến hành nghiệm thu từng hạng mục và nghiệm thu toàn bộ công trình là kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng cuối cùng. Việc nghiệm thu từng hạng mục cần phải thực hiện sau khi có hạng mục hoàn thành. Kỹ sư giám sát sẽ tiến hành nghiệm thu, nếu đạt thì cho tiến hành bước tiếp theo, còn nếu chưa đạt thì cần có hướng giải quyết kịp thời. Sau khi công trình hoàn thành và đã nghiệm thu các hạng mục, kỹ sư sẽ tiếp tục thực hiện nghiệm thu tương tự với bước nghiệm thu từng hạng mục.

Trên đây là chia sẻ về kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp quý khách có thêm kinh nghiệm xây dựng bổ ích. Nếu cần được tư vấn chi tiết về xây nhà trọn gói, quý khách hãy liên hệ ngay đến HTcons để được giải đáp nhanh nhất nhé!



 



Bài viết liên quan
09/09/2024
Nâng mái nhà có cần xin phép không? Các thủ tục cần thiết để nâng mái nhà là gì và rủi ro ra sao?
09/09/2024
Một số cách khắc phục xây nhà 2 năm chi tiết mà gia chủ nên biết? Tại sao lại không nên xây nhà kéo dài đến 2 năm?
09/09/2024
Bể phốt là gì và có những loại bể phốt như thế nào? Đâu là cách tính mét khối bể phốt chuẩn xác?
05/09/2024
Móng cọc là gì? Đâu là biện pháp thi công móng cọc chi tiết và đầy đủ nhất? Một số lưu ý cần biết khi thi công móng cọc?
05/09/2024
Bê tông lót móng đá 4x6 là gì và những điều cần lưu ý khi thi công? Quy trình đổ bê tông lót đá 4x6 chuẩn xác?
05/09/2024
Tại sao lại cần sử dụng nẹp tô cạnh tường và các ứng dụng của nó trong thi công xây dựng? Có những loại nẹp tô nào?
Liên hệ tư vấn
Zalo

0915.986.109

Đăng Ký Nhận Tư Vấn