Kiểm tra công tác ép cọc quan trọng không thể bỏ qua

16/12/2023 111

Trong quá trình xây dựng nhà ở chúng ta không chỉ chú ý đến mặt thẩm mỹ mà còn phải đảm bảo yếu tố kỹ thuật, chất lượng. Trong đó móng nhà được xem là phần quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền vững cũng như tính an toàn của ngôi nhà. Chính vì vậy giai đoạn thi công ép cọc móng luôn cần phải được thực hiện tỉ mỉ, đạt chuẩn. Bài viết này HTcons xin chia sẻ quy trình kiểm tra công tác ép cọc mà bạn đọc không nên bỏ qua.

1. Ép cọc bê tông là gì?

Ép cọc bê tông là phương án được tiến hành bằng cách đóng những cọc bê tông đã được đúc sẵn xuống nền đất sâu. Khi đóng cọc cần sử dụng máy móc thiết bị chuyên dụng để tiến hành. Việc đóng cọc bê tông giúp cho nền móng nhà tăng khả năng chịu tải, giúp cho ngôi nhà thêm bền vững, chắc chắn, kiên cố.

Tùy thuộc vào độ sâu, địa chất của vị trí đất thi công để lựa chọn cọc có độ sâu phù hợp. Từ đó giúp đảm bảo chất lượng móng cọc tốt nhất cho công trình.

Hiện nay có hai phương án ép cọc phổ biến cho các công trình nhà ở đó là: 

éo cọc bê tông
Ép cọc bê tông

2. Tầm quan trọng của công tác ép cọc

Việc ép cọc luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng để quyết định chất lượng, độ bền chắc của công trình. Đối với những công trình nhà cao tầng có tải trọng lớn thì việc ép cọc là công đoạn tất yếu bắt buộc phải thực hiện. Việc này giúp đảm bảo nền móng không bị sụt lún, sập đổ trong quá trình đưa vào sử dụng.

Nếu quá trình ép cọc không đảm bảo chất lượng, sai kỹ thuật hay chọn sai phương pháp sẽ dẫn đến tình trạng như: nứt vách, sụt lún, nhà bị nghiêng đổ, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Chính vì vậy, ngay từ khi thi công móng nhà, cần phải đảm bảo phương pháp thi công, quy trình thi công đạt tiêu chuẩn.

3. 6 Bước kiểm tra công tác ép cọc 

Công tác ép cọc là truyền tải trọng toàn bộ ngôi nhà xuống tầng đất sâu. Việc làm này nhằm tăng khả năng có thể chịu tải trọng cho móng thông qua những móng cọc bê tông. Chính vì vậy, việc kiểm tra công tác ép cọc là vô cùng quan trọng. Sau đây là chi tiết về việc kiểm công tác ép cọc.

các bước kiểm tra ép cọc bê tông
Các bước kiểm tra công tác ép cọc

3.1. Khảo sát, phân tích, tính toán địa chất nền móng

Việc khảo sát, phân tích và tính toán địa chất nền móng là bước đầu tiên và rất cần thiết không thể bỏ qua. Bước làm này cần được thực hiện kỹ lưỡng, chi tiết để đưa ra những phương án phù hợp cho móng cọc. Từ đó đảm bảo quá trình thi công thuận lợi, đảm bảo chất lượng, độ bền của công trình sau khi đưa vào sử dụng.

3.2. Xác định tất cả các vị trí tim cọc ép

Sau khi đã tiến hành khảo sát địa chất và có phương án thực hiện ép cọc phù hợp thì bắt đầu công tác kiểm tra, xác định các vị trí tim ép cọc. Việc làm này có mục đích để đảm bảo cho quá trình thi công ép cọc được thuận lợi, nhanh chóng.

3.3. Kiểm tra máy móc

Máy móc để tiến hành công đoạn ép cọc cần được kiểm tra kỹ lưỡng, đảm bảo không bị hư hỏng, rò rỉ dầu nhớt,.... Việc làm này nhằm giúp cho quá trình ép cọc diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn, gặp sự cố.

Mỗi phương pháp ép cọc thì sẽ sử dụng các loại máy móc chuyên dụng riêng. Do đó bạn có thể tìm hiểu, tham khảo thêm để có kinh nghiệm hơn trong việc kiểm tra máy móc ép cọc.

3.4. Kiểm tra chất lượng cọc ép đưa vào công trình

Chất lượng cọc bê tông là yếu tố quyết định đến chất lượng của công trình. Do đó việc kiểm tra kỹ lượng kích thước, chất lượng, kết cấu bên trong lõi cọc ép xem có đạt tiêu chuẩn hay không là điều rất quan trọng.

Đồng thời bạn cũng nên kiểm tra bề ngoài của cọc xem có bị nứt, sứt mẻ hay không.

3.5. Kiểm tra tải trọng ép trên mỗi đầu cọc

Mỗi phương pháp ép cọc khác nhau sẽ có những cách kiểm tra tải trọng trên đầu cọc khác nhau. Hiện nay cách kiểm tra phổ biến nhất là sử dụng đồng hồ để đo lực ép của cọc. 

Nhờ vào việc kiểm tra này mà có thể tính được lực tải đầu cọc và tải trọng liệu có đạt tiêu chuẩn chưa. Mỗi máy ép cọc thì sẽ có bảng quy đổi  từ đồng hồ ra lực ép Pmax và Pmin. Dựa vào bảng này bạn có thể so sánh và đối chiếu với bản vẽ kỹ thuật thi công móng xem đã đảm bảo tải trọng chưa.

3.6. Kiểm tra cọc trong quá trình ép liệu có đúng quy trình không?

Bạn cần nắm rõ các kiến thức cơ bản về quy trình ép cọc để có thể thực hiện tốt công tác kiểm tra quy trình đóng cọc có đảm bảo đúng kỹ thuật hay không. Bạn có thể tham khảo, học hỏi kinh nghiệm này qua các diễn đàn, báo trí, mạng xã hội,... 

Bạn cần chú ý kiểm tra kỹ lưỡng các vấn đề như: kỹ thuật hàn có đúng không, cọc được ép xuống có dọc theo phương thẳng đứng không, vị trí, khoảng cách cọc ép đã đạt tiêu chuẩn chưa,...

4. Trường hợp nào cần ép cọc 

Dựa vào địa chất và tải trọng của từng công trình mà sẽ quyết định có cần ép cọc hay không. Sau đây là một số trường hợp cần phải ép cọc: 

Trên đây là chia sẻ về kiểm tra công tác ép cọc giúp cho công trình thêm vững chắc, bền lâu với thời gian. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp quý khách có thêm kinh nghiệm xây dựng bổ ích. Từ đó có thể kiểm soát được chất lượng thi công móng cọc cũng như thi công công trình nhà mình. Nếu cần được tư vấn chi tiết về xây nhà trọn gói, quý khách hãy liên hệ ngay đến HTcons để được giải đáp nhanh nhất nhé!



Bài viết liên quan
12/11/2024
Khám phá cách chống mối khi xây nhà hiệu quả từ HTcons. Bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi mối mọt ngay từ giai đoạn đầu để đảm bảo độ bền và an toàn lâu dài.
11/11/2024
Khám phá cách tính chi phí xây móng hiệu quả cùng HTcons!
06/11/2024
Khám phá bí quyết chống nồm hiệu quả khi xây nhà từ HTcons để bảo vệ ngôi nhà khỏi ẩm ướt, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho gia đình bạn.
10/10/2024
Hướng dẫn chi tiết về cách nối thép cột đúng tiêu chuẩn nhất. Các kiểu nối thép cột phổ biến trong xây dựng?
30/09/2024
Chiếu nghỉ cầu thang là gì và ứng dụng ra sao? Nên ốp đá chiếu nghỉ cầu thang như thế nào cho chuẩn kỹ thuật?
30/09/2024
Báo giá nhân công xây nhà cấp 4 chi tiết nhất năm 2024? Các lưu ý khi tính giá nhân công xây dựng?
Liên hệ tư vấn
Zalo

0915.986.109

Đăng Ký Nhận Tư Vấn