Chiều dày lớp vữa cán nền bao nhiêu là đạt tiêu chuẩn?

08/01/2024 328

Trong quá trình thi công công trình, công đoạn cán nền giữ vai trò rất quan trọng. Vì vậy, nó luôn cần được thực hiện tuân theo các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo được độ bền, tính chắc chắn. Vậy khi thi công công trình chiều dày lớp vữa cán nền bao nhiêu là đạt tiêu chuẩn? Bài viết này hãy cùng HTcons tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này nhé!

1. Vữa cán nền là gì?

Vữa cán nền hay còn được gọi là mác vữa cán nền, đây là một loại hỗn hợp được trộn bởi các nguyên liệu xây dựng theo một tỉ lệ tiêu chuẩn. Tùy vào yêu cầu của mỗi công trình mà tỉ lệ có thể thay đổi linh hoạt.

Hai nguyên liệu chính không thể thiếu trong vữa cán nền đó lag: xi măng và nước. Ngoài hai thành phần này thì có thể trộn thêm cát, đá, các chất phụ gia khác,... Sau khi đã trộn đều các nguyên liệu này với nhau sẽ được một hỗn hợp vữa cán nền. Hỗn hợp này cần đảm bảo được chất lượng về độ kết dính, tính cứng rắn,...

chiều dày vữa cán nền
 Vữa cán nền

2. Chiều dày lớp vữa cán nền

Hiện nay vẫn còn nhiều người chưa biết chiều dày lớp vữa cán nền bao nhiêu là hợp lý. Trên thực tế, tùy vào mỗi công trình thì yêu cầu về chiều dày này sẽ khác nhau.

Tùy vào yêu cầu thực tế của mỗi công trình thì độ dày của lớp vữa này sẽ khác nhau. Thông thường chiều dày lớp vữa cán nền sẽ là từ 2 đến 3cm. Đây là chiều dày được đánh giá là đảm bảo cho việc lát nền đẹp, vừa vặn. Từ đó giúp hạn chế tình trạng bị bục gạch, và nền cũng sẽ có tuổi thọ cao, lâu bền hơn.

3. Quy trình trộn vữa cán nền đúng cách

Khi sử dụng vữa trộn sẵn đóng bao, bạn chỉ cần trộn hỗn hợp này với nước theo tỉ lệ hướng dẫn trên bao bì là đã hoàn thành bước trộn vữa. Còn đối với việc trộn vữa bằng phương pháp thủ công, bạn cần thực hiện nhiều công đoạn cầu kỳ hơn.

Sau đây là quy trình trộn vữa cán nền đúng cách:

quy trình trộn vữa cán nền
Quy trình trộn vữa cán nền 

4. Tiêu chuẩn của vữa cán nền

4.1. Độ bám dính của vữa cán nền

Một trong các yếu tố quan trọng để đánh giá tiêu chuẩn của vữa cán nền đó là độ bám dính. Khi lớp vữa cán nền khô yêu cầu phải có độ bám vào nền cũng như liên kết tốt với những vật liệu khác. Nếu như vữa cán nền quá lỏng hoặc quá đặc, độ bám dính sẽ giảm đi, dẫn đến lớp nền không được mịn, dễ bị bong tróc.

Để vữa có độ bám dính tốt, khi trộn vữa cần chú ý lựa chọn nguyên liệu tiêu chuẩn, pha trộn đúng tỉ lệ và công tác trộn đảm bảo kỹ thuật.

4.2. Khả năng chống thấm    

Khi thi công công trình, việc chống thấm nền nhà là rất quan trọng đặc biệt là nền tại các khu vực nhà tắm, sân thượng,... Chính vì vậy vữa cán nền luôn cần phải đảm bảo có khả năng chống thấm tốt. Nếu lớp vữa cán nền không đảm bảo, chống thấm không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến cả công trình, nó có thể khiến nứt sàn trần, rò rỉ nước, tuổi thọ công trình giảm,...

Để biết lớp vữa cán nền có đảm bảo tính chống thấm hay không, hãy tiến hành đo áp lực nước tác động lên lớp nền. Độ dày của nền để đo áp lực nước không được quá 2cm, tăng áp lực nước theo giờ (từ 0,5 atm – 1 atm – 1,5 atm- 2 atm,...).

4.3. Khả năng chịu lực   

Khi trộn vữa cán nền cần chú ý để lớp vữa đảm bảo tính chịu lực tốt. Khi vữa trộn xong sẽ khô chắc, rắn lại và chịu được lực. Khả năng chịu lực của lớp nền sẽ được đo bằng độ chịu lực với đơn vị tính là daN/cm2  hoặc kN/cm2.  

5. Tỷ lệ trộn vữa cán nền đạt tiêu chuẩn

Để lớp vữa cán nền đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng, khi trộn vữa cần phải tuân theo những tỉ lệ nhất định. Sau đây là một số công thức khi trộn vữa cán nền để bạn đọc tham khảo.

5.1. Công thức tiêu chuẩn trộn xi măng với cát   

Sau đây là công thức trộn xi măng với cát theo tiêu chuẩn của hãng:

Lưu ý: 1 bao xi măng có khối lượng là 50kg.

5.2. Công thức tiêu chuẩn trộn xi măng với nước

Với những công trình chỉ cần vữa lát nền là xi măng không trộn cát thì công thức trộn sẽ đơn giản hơn. Khi đó chỉ cần trộn một bao xi măng có khối lượng 50kg với 12 lít nước sạch. Trong quá trình trộn cần tiến hành đều tay, linh hoạt để tạo thành một hỗn hợp đặc sệt. Từ đó để thu được vữa cán nền đảm bảo tính kết dính, khả năng chống thấm cũng như khả năng chịu lực.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về chiều dày lớp vữa cán nền để bạn đọc nắm được. Hy vọng với những thông tin này đã mang lại những kiến thức xây dựng hữu ích cho bạn đọc. Từ đó phần nào giúp bạn có thêm kinh nghiệm để hoàn thành tốt công cuộc xây nhà cho mình. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn về dịch vụ xây nhà trọn gói hãy liên hệ ngay đến HTcons nhé!



Bài viết liên quan
09/09/2024
Nâng mái nhà có cần xin phép không? Các thủ tục cần thiết để nâng mái nhà là gì và rủi ro ra sao?
09/09/2024
Một số cách khắc phục xây nhà 2 năm chi tiết mà gia chủ nên biết? Tại sao lại không nên xây nhà kéo dài đến 2 năm?
09/09/2024
Bể phốt là gì và có những loại bể phốt như thế nào? Đâu là cách tính mét khối bể phốt chuẩn xác?
05/09/2024
Móng cọc là gì? Đâu là biện pháp thi công móng cọc chi tiết và đầy đủ nhất? Một số lưu ý cần biết khi thi công móng cọc?
05/09/2024
Bê tông lót móng đá 4x6 là gì và những điều cần lưu ý khi thi công? Quy trình đổ bê tông lót đá 4x6 chuẩn xác?
05/09/2024
Tại sao lại cần sử dụng nẹp tô cạnh tường và các ứng dụng của nó trong thi công xây dựng? Có những loại nẹp tô nào?
Liên hệ tư vấn
Zalo

0915.986.109

Đăng Ký Nhận Tư Vấn