Sàn nhà bị nứt là tình trạng thường gặp trong quá trình xây dựng hay sử dụng nhà ở. Đây là sự cố không ai mong muốn xảy ra, tuy nhiên trên thực tế lại có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này. Vì vậy gia chủ cần phải phát hiện và xử lý kịp thời để tránh những hậu quả xấu nhất xảy ra. Bài viết này HTcons xin chia sẻ top 5 cách xử lý sàn nhà bị nứt hiệu quả mà gia chủ nào cũng nên lưu ý.
Sàn nhà bị nứt là tình trạng xuất hiện các vết nứt bê tông bề mặt sàn mái. Sau khi hoàn thành công đoạn đổ bê tông, công tác khảo sát, nghiệm thu rất quan trọng. Nếu mặt sàn bê tông không được kiểm tra, khảo sát kỹ lưỡng thì rất dễ bị nứt. Và theo thời gian, càng ngày các vết nứt càng trở nên lớn hơn, khiến cho quá trình ăn mòn cốt thép của bê tông càng xảy ra nhanh hơn. Điều này làm ảnh hưởng đến kết cấu của mặt sàn và chất lượng của công trình. Từ đó khiến cho công trình không đảm bảo an toàn để đưa vào sử dụng.
Chính vì vậy việc khảo sát nghiệm thu kết quả đổ bê tông mặt sàn một cách kỹ lưỡng là điều mà gia chủ cần lưu ý. Từ đó hạn chế tối đa xảy ra những tình huống xấu.
Để có cách xử lý sàn nhà bị nứt triệt để, hiệu quả chúng ta cần biết được nguyên nhân của tình trạng này là do đâu. Sau đây là những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng sàn nhà bị nứt.
Móng nhà được xem là phần vô cùng quan trọng trong việc quyết định kết cấu của toàn bộ công trình. Do đó, trong quá trình thi công móng nhà, các yếu tố về kỹ thuật cần được đảm bảo và có thể gia cố móng cọc nếu cần thiết.
Nếu công đoạn thi công móng nhà không được tiến hành đúng kỹ thuật thì sau một thời gian sử dụng, ngôi nhà sẽ xuất hiện tình trạng nứt tường, nứt sàn, sụt lún, nghiêng, sập đổ,...
Việc chất lượng bê tông không đạt tiêu chuẩn xảy ra khi đơn vị thi công, xây dựng không có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn hoặc không trung thực trong việc quản lý vật tư xây dựng. Trong quá trình tiến hành trộn bê tông không trộn đúng tỉ lệ và kỹ thuật tiêu chuẩn cũng như quá trình xây dựng vật tư sắt thép bị ăn bớt, bòn rút. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng của công trình.
Việc chất lượng bê tông không đảm bảo tiêu chuẩn còn có thể là do sự tác động của khí hậu. Nếu tiến hành đổ bê tông vào ngày trời mưa lớn, nắng gắt thì chất lượng bê tông sẽ bị ảnh hưởng xấu. Đây cũng là một nguyên nhân thường gặp khiến sàn nhà bị nứt.
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến sàn nhà bị nứt đó là lỗi kết cấu quá tải. Lỗi này có thể sai từ khi thiết kế hoặc khi thi công không nắm được bản thiết kế từ kiến trúc sư. Từ đó dẫn đến tải trọng của ngôi nhà không phù hợp khiến cho sàn nhà bị nứt, vô cùng nguy hiểm.
Nếu sử dụng các vật liệu chống thấm không đảm bảo chất lượng sẽ dẫn đến sàn nhà bị thấm nước. Tình trạng này kéo dài khiến nước thấm theo mạch vữa làm sàn nhà bị nứt.
Do đó, việc lựa chọn đơn vị xây nhà trọn gói uy tín, có kinh nghiệm là điều rất quan trọng. Họ sẽ đảm bảo được kỹ thuật thi công cũng như sử dụng vật liệu chất lượng để xử lý chống thấm sàn hiệu quả.
Một trong những cách xử lý sàn nhà bị nứt hiệu quả nhất đó là sử dụng epoxy. Tuy nhiên, phương án này chỉ sử dụng cho trường hợp sàn nhà bị nứt không lớn, chỉ khoảng 0.05mm. Tình huống này tuy không tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhưng gia chủ cũng cần phải xử lý nhanh chóng, tránh để ảnh hưởng lâu dài và khiến ngôi nhà mất thẩm mỹ.
Epoxy là một hợp chất hữu cơ có khả năng kết dính cao, kháng nước tốt nên thường được lựa chọn để khắc phục, xử lý các vết nứt ở sàn, tường,... Phương pháp này yêu cầu bạn cần phải tiến hành đặt các đầu dẫn chạy dọc theo vết nứt. Tiếp theo đó là trám bít các vết nứt trên sàn và đưa epoxy dưới áp lực vào các vết nứt.
Lưu ý: bạn cần căn cứ vào tình trạng của các vết nứt để sử dụng epoxy chuyên dụng. Bởi nếu các vết nứt bị ẩm, có nhiều tạp chất thì sẽ làm giảm đi hiệu quả của epoxy.
Khi sàn nhà xuất hiện các vết nứt lớn, thông thường là vết nứt ở các vị trí chịu lực chính. Với phương án này, bạn cần phải khoan lỗ trên bề mặt 2 bên của vết nứt. Tiếp theo đó sẽ liên kết chúng lại với nhau bằng chốt kim loại chữ U chân ngắn. Sau đó ghim chốt chữ U bằng vữa hoặc các chất có gốc epoxy.
Tùy thuộc vào độ dài của từng vết nứt thực tế mà bạn có thể sử dụng số lượng các chốt kim loại chữ U sao cho hiệu quả.
Đây là phương pháp được áp dụng cho những vết nứt nhỏ, vết nứt cô lập. Khi xẻ rãnh, bịt vết nứt bạn cần phải mở rộng các vết nứt theo chiều dài của chúng. Sau đó tiến hành liên kết chúng bằng vữa polyme, polysulfides, epoxy,…
Những vết nứt sàn nhà có bề mặt rộng từ 0.03 - 2mm sẽ áp dụng phương pháp làm đầy trọng lực. Trước tiên sẽ phải làm sạch bề mặt vết nứt bằng cách phun nước hoặc thổi khí để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất. Sau đó dùng các vật liệu gốc nhựa có độ nhớt thấp cho chất liên kết thâm nhập vào kết cấu bên trong vết nứt.
Những vết nứt dạng đường thẳng sẽ được xử lý bằng cách cắm và khoan. Bạn sẽ khoan sâu xuống bề mặt vết nứt từ 50m – 75mm. Sau đó tiến hành tạo chốt liên kết bằng cách phun vữa vào các lỗ vừa mới khoan.
Nếu vết nứt sàn ở các khu vực ẩm ướt thì bạn có thể khoan bằng bằng mô đun đàn hồi thấp, vật liệu đàn hồi. Nó sẽ giúp bạn xử lý vết nứt diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết các nguyên nhân và cách xử lý sàn nhà bị nứt hiệu quả nhất. Hy vọng qua đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin bổ ích về xây dựng cũng như kinh nghiệm trong việc xử lý sự cố khi sàn nhà bị nứt. Nếu bạn đọc cần tư vấn và hỗ trợ giải đáp các thắc mắc về xây nhà trọn gói, hãy liên hệ ngay đến HTcons nhé!
0915.986.109