Cách tính số lượng cọc ép trong móng một cách chính xác

18/12/2023 471

Khi hiểu được cách tính số lượng cọc ép trong móng, quá trình thi công xây dựng sẽ trở nên thuận lợi hơn, bởi vì mỗi công trình có diện tích và nằm ở địa điểm khác nhau, dẫn đến việc số lượng cọc cần sử dụng cũng sẽ không giống nhau ở từng công trình. Trong bài viết này, HTcons sẽ giới thiệu cách tính số lượng cọc ép trong móng một cách chính xác.

1. Ép cọc bê tông là gì?

Ép cọc bê tông là phương pháp đóng các cọc bê tông đã được đúc sẵn xuống sâu vào vị trí nền đất đã được đánh dấu trước đó nhằm gia tăng khả năng chịu tải cho nền móng của công trình.

ép cọc bê tông là gì

Hiện nay, ép cọc bê tông đã sử dụng máy móc và thiết bị hiện đại giúp quá trình xây dựng trở nên thuận tiện hơn. 3 phương pháp chính dưới đây được áp dụng để ép cọc bê tông, phù hợp với hầu hết các công trình:

- Ép tải: Là phương pháp ép cọc áp dụng với các công trình có quy mô lớn, có diện tích mặt bằng thi công rộng rãi.

- Ép neo: Là phương pháp ép cọc áp dụng với các công trình có quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt là khi diện tích thi công hạn chế.

- Ép cọc bằng máy ép robot: Là phương pháp ép cọc chủ yếu áp dụng với những công trình có quy mô rất lớn như những tòa nhà cao ốc, xí nghiệp, công ty, nhà ở với diện tích mặt bằng thi công lớn.

2. Tại sao phải ép cọc bê tông?

Ép cọc bê tông đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của công trình bởi nó truyền tải trọng từ công trình xuống lớp đất sâu dưới nền móng, giữ cho nền móng trở nên chắc chắn và kiên cố.

Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp các công trình không gia cố phần móng đúng cách và đạt tiêu chuẩn nên thường gặp phải những vấn đề như sụt lún, nứt vách, nứt sàn, nghiêng, thậm chí là sập ngay khi công trình mới được sử dụng chưa lâu. Vì vậy, để tránh những rủi ro và sự cố nguy hiểm đó thì việc trang bị những kiến thức về ép cọc bê tông là rất quan trọng.

tại sao ép cọc bê tông

Ngày này, phương pháp ép cọc bê tông áp dụng những công nghệ ép cọc tân tiến và có thể sử dụng lực ép tới 200 tấn. Như vậy cọc có thể chịu được trọng tải lớn, sử dụng được cho các công trình lớn lên tới 30 tầng.

3. Cách tính số lượng cọc ép dựa vào đâu?

Trong quá trình xây dựng và gia cố nền móng, việc tính toán số lượng cọc ép bê tông là quan trọng để đảm bảo tính chắc chắn và an toàn cho công trình. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định về số lượng cọc, nhưng chúng ta có thể tập trung vào ba yếu tố chính: diện tích nhà ở, quy mô công trình, và tính chất nền móng.

3.1. Diện tích nhà ở

Diện tích nhà ở chính là một yếu tố quyết định đến số lượng cọc ép bê tông. Trong trường hợp các công trình lớn, diện tích lớn, phải chịu tải trọng lớn, chúng ta sẽ cần nhiều cọc hơn. Ngược lại, với những công trình nhỏ, diện tích nhỏ, không phải chịu tải trọng lớn, số lượng cọc cũng sẽ giảm đi. Việc sử dụng cọc nhỏ giúp giảm ảnh hưởng đối với các công trình xung quanh mà vẫn đảm bảo tính chắc chắn, kiên cố cho công trình. Những loại cọc nhỏ thường có chiều dài tối đa 7m, đường kính 20 cm và khả năng chịu lực khoảng 10 đến 20 tấn. 

3.2. Quy mô công trình

Quy mô công trình cũng là một trong những yếu tố then chốt quyết định số lượng cọc ép cần sử dụng cho công trình đó. Như đã đề cập, những công trình có quy mô lớn thì trọng lực của công trình dồn lên nền móng càng nhiều vì vậy số lượng cọc cần càng lớn để đảm bảo tính an toàn. Bên cạnh đó, độ dài cọc và số tầng cũng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau, nhà cao tầng sẽ phải sử dụng cọc có chiều dài cao hơn bình thường. Nếu cọc không đủ dài so với nền đất sụt lún thì mỗi lần mưa lũ có thể gây đổ, sập hay nứt tường. Do đó, ngoài việc tính toán số lượng cọc ép bê tông là cần thiết, bạn còn cần tính tới chiều dài cọc sao cho phù hợp với lớp đất nền móng của nhà.

3.3. Tính chất nền móng

Yếu tố quan trọng thứ 3 quyết định đến cách tính số lượng cọc ép bê tông cho công trình. Nền đất cứng đòi hỏi số lượng cọc ít hơn, nhưng cọc không nên quá dài. Ngược lại, với nền đất yếu, cần sử dụng số lượng cọc nhiều và cọc cũng phải có chiều dài lớn hơn để đảm bảo tính chắc chắn. 

 

Do đó, trước khi bắt đầu công việc thi công móng, công tác khảo sát địa chất là bước quan trọng. Điều này giúp xác định tính chất của nền đất, từ đó đưa ra các giải pháp và phương án kỹ thuật phù hợp cho công trình.

4. Công thức tính số lượng cọc trong móng 

cách tính số lượng cọc ép

Đối với những ngôi nhà có nền đất cứng thì bạn không cần thiết phải ép cọc. Tuy nhiên những ngôi nhà được xây dựng trên nền đất mềm như ao, ruộng... thì việc sử dụng phương pháp ép cọc là một điều tất yếu. 

Đối với những ngôi nhà cần phải ép cọc, tùy thuộc vào tải trọng truyền vào đầu cột, độ sâu chôn móng mà ta sẽ có cách tính số lượng cọc ép bê tông trên một đài. Cách tính số lượng cọc ép trong móng cụ thể như sau: 

Tải trọng tường, tải trọng sàn, tải trọng động do quá trình sử dụng tổng cộng bằng 1,2-1,5 tấn/m2 x diện chịu tải của cột x hệ số moment 1,2 x số tầng.

Ví dụ: nhà phố 5 tầng, sử dụng loại cọc 200x200 có sức chịu tải 20 tấn/đầu cọc, cột có diện chịu tải là 5x4m (tức là 20m2). Vậy ta có số cọc = 1,2 x 20 x 1,2 x 5 = 144 tấn. Do cột có diện chịu tải là 20m2 nên lấy 144/20 = 7,2, tức số lượng cọc ép là 8 cọc.

Thông qua bài viết này, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được cách tính số lượng cọc ép trong móng để có thể áp dụng công thức ấy cho công trình của mình rồi. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại ý kiến bên dưới phần bình luận nhé!
 



Bài viết liên quan
09/09/2024
Nâng mái nhà có cần xin phép không? Các thủ tục cần thiết để nâng mái nhà là gì và rủi ro ra sao?
09/09/2024
Một số cách khắc phục xây nhà 2 năm chi tiết mà gia chủ nên biết? Tại sao lại không nên xây nhà kéo dài đến 2 năm?
09/09/2024
Bể phốt là gì và có những loại bể phốt như thế nào? Đâu là cách tính mét khối bể phốt chuẩn xác?
05/09/2024
Móng cọc là gì? Đâu là biện pháp thi công móng cọc chi tiết và đầy đủ nhất? Một số lưu ý cần biết khi thi công móng cọc?
05/09/2024
Bê tông lót móng đá 4x6 là gì và những điều cần lưu ý khi thi công? Quy trình đổ bê tông lót đá 4x6 chuẩn xác?
05/09/2024
Tại sao lại cần sử dụng nẹp tô cạnh tường và các ứng dụng của nó trong thi công xây dựng? Có những loại nẹp tô nào?
Liên hệ tư vấn
Zalo

0915.986.109

Đăng Ký Nhận Tư Vấn