Tính số lượng cọc bê tông là việc vô cùng quan trọng giúp gia chủ tính toán được phương án kĩ thuật cũng như ước lượng được chi phí xây nhà. Tuy nhiên, tính như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây cùng HTCons tìm hiểu về cách tính số lượng cọc bê tông đúng chuẩn kỹ thuật nhé!
Ép cọc bê tông là một giải pháp tối ưu để tăng cường độ bền vững cho nền móng công trình. Phương pháp này thực hiện bằng cách đóng sâu các cọc bê tông đúc sẵn vào đúng vị trí đã được đánh dấu. Ngày nay, ép cọc bê tông được thực hiện với sự hỗ trợ của các thiết bị xây dựng hiện đại, bao gồm ba phương pháp chính: ép neo, ép tải và ép cọc bằng máy ép Robot, đảm bảo công trình vững chắc từ nền móng lên đến từng tầng cao.
Thi công ép cọc bê tông là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo chất lượng và độ bền của công trình. Các cọc bê tông hoạt động như những "trụ cột" vững chắc, truyền tải trọng từ toàn bộ cấu trúc xuống lớp đất sâu dưới nền móng, giúp móng nhà kiên cố và ổn định.
Nếu quy trình ép cọc bê tông không được thực hiện đúng tiêu chuẩn, các rủi ro nghiêm trọng có thể xảy ra như sụt lún, nứt vách, nghiêng công trình, thậm chí là nguy cơ sập đổ.
Hiện nay, các ngôi nhà phố thường sử dụng cọc bê tông 200×200 hoặc 250×250, thi công chủ yếu bằng máy neo thủy lực với lực ép từ 40 đến 50 tấn.
Số lượng cọc bê tông cần thiết cho mỗi đài móng được tính toán dựa trên tải trọng truyền vào đầu cột và độ sâu chôn móng. Tuy nhiên, số lượng cọc ép thực tế không phụ thuộc quá nhiều vào độ sâu chôn móng mà chủ yếu dựa vào tải trọng. Công thức tính số lượng cọc ép như sau:
Tổng tải trọng tường, sàn và tải trọng động do quá trình sử dụng được tính bằng 1,2-1,5 tấn/m², nhân với diện tích chịu tải của cột và hệ số moment 1.2, rồi nhân tiếp với số tầng.
Ví dụ áp dụng: Đối với cọc 200×200, sức chịu tải là 20 tấn/đầu cọc. Nếu diện tích chịu tải của cột là 20m² (5×4), ta có: Số cọc = (1.2 x 1.2 x 5 x 20) / 20 = 7.2. Kết quả là cần sử dụng 8 cọc ép để đảm bảo độ an toàn và ổn định cho móng nhà.
Nhà phố thường gặp hạn chế về diện tích, và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng cọc bê tông cần sử dụng. Khi diện tích xây dựng nhỏ, số lượng cọc cũng sẽ ít hơn. Thực tế cho thấy, các công trình nhà phố hiện nay thường sử dụng loại cọc nhỏ với đường kính 20cm và chiều dài dưới 7m, có khả năng chịu tải từ 10 – 20 tấn.
Điều quan trọng là loại cọc này không chỉ đảm bảo khả năng chịu tải cho công trình mà còn hạn chế tối đa tác động đến các ngôi nhà bên cạnh, giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ cấu trúc xung quanh.
Tương tự như diện tích, quy mô công trình cũng là yếu tố quyết định số lượng cọc bê tông cần sử dụng. Với những ngôi nhà phố có nhiều tầng, số lượng cọc ép sẽ tăng lên, và chiều dài cọc cũng sẽ tỷ lệ thuận với số tầng của công trình.
Đối với các công trình nhà phố có quy mô lớn, trọng lực tác động lên nền móng càng lớn, đòi hỏi số lượng cọc phải đủ để chịu tải. Nếu số lượng cọc không đáp ứng được trọng lực của công trình, nguy cơ sụt lún nền đất là rất cao, gây ra các rủi ro nghiêm trọng trong quá trình sử dụng.
Vì vậy, trước khi thi công phần móng, gia chủ cần chuẩn bị kỹ lưỡng các phương án kỹ thuật đạt tiêu chuẩn, phù hợp với điều kiện đất nền để đảm bảo công trình an toàn và bền vững, tránh những sai sót và sự cố có thể xảy ra.
Trước khi bắt đầu thi công phần móng, gia chủ nên tiến hành khảo sát địa chất thật kỹ lưỡng. Việc này giúp xác định chính xác đặc điểm của nền đất tại khu vực xây dựng, từ đó đưa ra các giải pháp và phương án kỹ thuật tối ưu, đảm bảo chất lượng công trình đạt mức tốt nhất.
Tính chất của nền đất là yếu tố quan trọng thứ ba ảnh hưởng đến số lượng cọc bê tông cần ép. Nếu nền đất cứng, số lượng cọc cần ít hơn và cọc không cần quá dài. Ngược lại, nếu nền đất yếu, cần sử dụng nhiều cọc hơn với chiều dài lớn hơn để đảm bảo công trình an toàn và ổn định.
Trên đây là thông tin về cách tính số lượng cọc ép bê tông đúng chuẩn kỹ thuật. Hy vọng gia chủ đã nắm được và sẽ sớm xây dựng được một tổ ấm của mình.
0915.986.109