3 bí quyết giám sát công trình không thể bỏ qua

07/12/2023 151

Việc đảm bảo thẩm mỹ và chất lượng của một ngôi nhà phụ thuộc rất lớn vào quá trình giám sát công trình. Vậy có bí quyết gì để việc giám sát công trình đạt được hiệu quả cao nhất? Hãy cùng HTcons tìm hiểu về 3 bí quyết quan trọng này.

1. Giám sát công trình xây dựng là gì?

Giám sát công trình (hay còn gọi là giám sát thi công) là quá trình theo dõi và kiểm soát các hoạt động thi công tại công trình. Cụ thể là đảm bảo đúng được các yêu cầu về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường như trong hợp đồng kinh tế, thiết kế, các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và điều kiện cụ thể của công trình.

giám sát công trình xây dựng là gì?

Hoạt động giám sát công trình sẽ giúp giảm thiểu và ngăn chặn các sai sót có thể dẫn đến hư hỏng cho công trình. Bằng cách này, chúng ta có thể xử lý mọi vấn đề một cách kịp thời, tránh ảnh hưởng đến kết cấu kỹ thuật tổng thể của công trình. Sau đó, quá trình nghiệm thu kết quả được thực hiện để đảm bảo rằng công trình đạt được chất lượng tốt nhất.

2. Vai trò của giám sát công trình

Khi xây dựng bất kỳ một dự án, chủ đầu tư luôn có nhiều lo ngại về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, chất lượng thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến độ công trình,... Tuy nhiên, vì không thể tự giám sát hay kiểm tra mọi công việc của dự án nên vị trí giám sát công trình ra đời đã hỗ trợ chủ đầu tư theo dõi các hoạt động trong quá trình thi công.

vai trò giám sát công trình

Nhiệm vụ của người giám sát công trình đòi hỏi sự chuyên nghiệp và có đủ trình độ chuyên môn, cũng như phải sở hữu chứng chỉ hành nghề theo quy định. Kỹ sư giám sát công trình chính là đại diện của chủ đầu tư, đảm nhận trách nhiệm theo dõi và kiểm tra mọi công việc xây dựng ngoài công trường. 

Giám sát công trình đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý kế hoạch và tiến độ xây dựng một cách minh bạch và hiệu quả. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực, đồng thời giảm thiểu các chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng. Giám sát công trình cũng bao gồm việc đảm bảo rằng công trình được thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật, tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy. Điều này giúp bảo đảm chất lượng tốt nhất cho công trình, đồng thời tránh ảnh hưởng đến cư dân xung quanh và môi trường xây dựng.

3. Nhiệm vụ chính của công tác giám sát công trình

Nhiệm vụ chính của công tác giám sát công trình

- Kiểm tra các điều kiện khởi công của công trình: Đảm bảo địa điểm thi công đáp ứng đầy đủ yêu cầu, giấy phép xây dựng hợp pháp, chất lượng vật liệu xây dựng đáp ứng các tiêu chuẩn được đề ra,... Mọi vấn đề phát sinh cần có phương án xử lý kịp thời để bảo đảm tiến độ thi công.

- Lập kế hoạch: Sau khi xem xét tài liệu, cần lập kế hoạch chi tiết giúp các đội thợ và người phụ trách hiểu rõ công việc và đảm bảo việc triển khai đúng kế hoạch.

- Đánh giá toàn diện về các hồ sơ thiết kế thi công: Xác định các kỹ thuật áp dụng cho từng hạng mục công việc, giúp tăng cường tiến độ và bảo đảm chất lượng ổn định của công trình.

- Giám sát từng hạng mục của công trình: Theo dõi sát sao từng công đoạn thi công cụ thể, so sánh với yêu cầu đã đề ra để phát hiện và khắc phục kịp thời mọi sai sót.

- Đảm bảo thời gian và tiến độ: Cần giám sát các đội thợ để đạt được tiến độ đã đề ra, đặt lịch trình làm việc sao cho hiệu suất làm việc cao nhất.

- Quản lý chi phí đối với công trình: Chi phí nguyên vật liệu có thể tăng hoặc giảm so với dự kiến nên cần xác định theo dõi sự biến động về chi phí nguyên vật liệu để giúp chủ đầu tư điều chỉnh ngân sách phù hợp với thực tế.

- Nghiệm thu: Thực hiện nghiệm thu kết quả từng hạng mục khác nhau, tạo điều kiện cho quá trình thi công tuân thủ đúng kế hoạch và đảm bảo hoàn thiện công trình theo đúng tiến độ.

4. 3 bí quyết giám sát công trình hiệu quả

3 bí quyết giám sát công trình

4.1. Giám sát ngay từ khâu thiết kế

Ngay từ những bước đầu, kỹ sư giám sát công trình cần phải lên kế hoạch giám sát một cách rõ ràng để tránh những sai sót có thể xảy ra. Trong giai đoạn thiết kế, nhiệm vụ của kỹ sư giám sát công trình là kiểm tra tất cả các yêu cầu xây dựng của chủ đầu tư, mọi chi phí dự toán xây dựng phải đúng theo ngân sách đã đề ra. Các kỹ sư giám sát công trình cần phải hiểu rõ về công trình qua hồ sơ thiết kế và hồ sơ kỹ thuật 

- Hồ sơ thiết kế thể hiện chi tiết các mặt đứng, mặt cắt và phối cảnh 3D của công trình. Kỹ sư giám sát công trình cần quan sát kỹ hồ sơ này để có được những hình dung rõ ràng, cụ thể về những hạng mục của công trình. 

- Hồ sơ kỹ thuật là bản vẽ hoàn chỉnh thể hiện chi tiết về các hạng mục xây dựng (nguồn gốc, chủng loại, khối lượng, đơn giá,...). Nó được sử dụng để xác định giá trị dự toán của ngôi nhà. Khi kiểm tra hồ sơ này, kỹ sư giám sát công trình cần phải đối chiếu kỹ các số liệu về đơn giá để quản lý chi phí xây dựng một cách hiệu quả.

4.2. Giám sát và nghiệm thu kế hoạch thi công phần thô

Xây dựng phần thô là giai đoạn quan trọng nhất trong kết cấu của một công trình. Hơn nữa. thi công phần thô cũng là giai đoạn rất khó giám sát, đặc biệt khi chủ đầu tư không có kiến thức và chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng. Do đó công tác giám sát phải được chú trọng hơn cả. Trong giai đoạn này, hoạt động giám sát bao gồm: kiểm tra vật liệu xây dựng để đảm bảo khối lượng, chủng loại và chất lượng đúng yêu cầu; theo dõi tiến độ thi công từng công đoạn; nghiệm thu từng hạng mục khi nó được hoàn thành. Trong quá trình xây dựng, nếu buộc phải thay đổi phương thức thi công, kỹ sư giám sát công trình cần phải hợp tác với chủ đầu tư, nhà thầu, và kiến trúc sư để đưa ra phương án giải quyết hiệu quả nhất.

4.3. Giám sát và nghiệm thu công tác hoàn thiện

Hoàn thiện cũng là một công tác quan trọng trong quá trình giám sát công trình, vì nó đóng vai trò quyết định tính thẩm mỹ và tiện ích của ngôi nhà. Công tác giám sát ở giai đoạn này cần phải được thực hiện một cách cẩn thận, tránh những vấn đề phức tạp và chi phí sửa chữa sau này. 

Quy trình hoàn thiện một công trình xây dựng thường bao gồm các bước như tô tường, láng sàn, ốp lát gạch, sơn tường, lắp đặt hệ thống kỹ thuật điện và nước, và lắp đặt nội thất. 

- Tường và sàn sau khi tô và láng phải đảm bảo phẳng, mịn, không có vết nứt và không phát ra tiếng bộp khi gõ nhẹ.

- Ốp lát gạch cần đảm bảo mặt lát phẳng, độ dốc đúng yêu cầu, và các mạch gạch liên kết chặt chẽ. 

- Sơn tường phải có màu sắc bắt mắt, hài hòa, và bề mặt sơn mịn, đồng đều. 

- Lắp đặt hệ thống kỹ thuật điện và nước cần đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật, với sự hỗ trợ của kiến trúc sư chuyên nghiệp trong lĩnh vực cơ điện. 

- Lắp đặt nội thất cần đảm bảo đúng số lượng và quy cách yêu cầu, đảm bảo mức độ hoàn thiện và hoạt động của từng sản phẩm.

Trên đây là những bí quyết quan trọng về giám sát công trình xây dựng dành cho chủ nhà. Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ sẽ giúp bạn có thể nắm vững kiến thức cơ bản về xây dựng và có thêm kinh nghiệm giám sát công trình để giám sát được một cách hiệu quả. 

 



Bài viết liên quan
09/09/2024
Nâng mái nhà có cần xin phép không? Các thủ tục cần thiết để nâng mái nhà là gì và rủi ro ra sao?
09/09/2024
Một số cách khắc phục xây nhà 2 năm chi tiết mà gia chủ nên biết? Tại sao lại không nên xây nhà kéo dài đến 2 năm?
09/09/2024
Bể phốt là gì và có những loại bể phốt như thế nào? Đâu là cách tính mét khối bể phốt chuẩn xác?
05/09/2024
Móng cọc là gì? Đâu là biện pháp thi công móng cọc chi tiết và đầy đủ nhất? Một số lưu ý cần biết khi thi công móng cọc?
05/09/2024
Bê tông lót móng đá 4x6 là gì và những điều cần lưu ý khi thi công? Quy trình đổ bê tông lót đá 4x6 chuẩn xác?
05/09/2024
Tại sao lại cần sử dụng nẹp tô cạnh tường và các ứng dụng của nó trong thi công xây dựng? Có những loại nẹp tô nào?
Liên hệ tư vấn
Zalo

0915.986.109

Đăng Ký Nhận Tư Vấn