Quy trình, thủ tục xin giấy phép xây dựng tại HCM

11/12/2023 176

Nắm chắc quy trình, thủ tục, điều kiện, hồ sơ xin giấy phép xây dựng và các vấn đề liên quan là rất quan trọng để quá trình xin giấy phép xây dựng tại HCM diễn ra một cách thuận lợi nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nắm chắc các kiến thức này, đặc biệt là với những người lần đầu xây nhà. Hãy cùng HTcons tìm hiểu về quy trình, thủ tục và các hồ sơ liên quan đến việc xin giấy phép xây dựng tại HCM ngay trong bài viết này.

I. Giấy phép xây dựng là gì?

Giấy phép xây dựng nhà ở là một loại giấy tờ quan trọng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để cho phép tiến hành xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, hoặc di dời công trình nhà ở (theo khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2014)

giấy phép xây dựng là gì?

Giấy phép xây dựng là một điều kiện bắt buộc trước khi muốn tiến hành thi hành bởi:

- Giấy phép xây dựng xác nhận rằng quá trình xây dựng tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật cũng như tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng.

- Giấy phép xây dựng đảm bảo an toàn và an ninh cho cộng đồng cư dân và môi trường xung quanh.

- Giấy phép xây dựng giúp giảm thiểu xung đột, tranh chấp và kiện tụng trong quá trình thi công xây dựng.

- Giấy phép xây dựng là cơ sở để nhà nước quản lý và tổ chức xây dựng theo quy hoạch địa bàn. 

Nếu xây dựng mà không có giấy phép có thể phải nhận các hình phạt pháp lý tùy vào mức độ vi phạm của cá nhân hoặc tổ chức.

II. Hồ sơ xin giấy phép xây dựng tại HCM gồm những gì?

hồ sơ xin giấy phép xây dựng tại hcm

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới được nêu chi tiết và rõ ràng trong Điều 95 Luật Xây dựng 2014, cụ thể như sau:

- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng: Đơn này đã có sẵn theo mẫu của Thông tư 15/2016 do Bộ Xây dựng hướng dẫn.

- Bản sao công chứng của giấy tờ về quyền sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai.

- 2 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng. Tùy vào điều kiện cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ công bố mẫu bản vẽ thiết kế để hộ gia đình, cá nhân tham khảo khi tự lập thiết kế xây dựng. Đi cùng với 2 bộ bản vẽ thiết kế đó là giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy, chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật xây dựng có yêu cầu, bao gồm: 

+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí của công trình. Trong trường hợp sổ cũ không có tọa độ vị trí của đất, cần cung cấp thêm bản đồ hiện trạng.

+ Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình xây dựng.

+ Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng, kèm theo đó là sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp, thoát nước và cấp điện.

+ Trường hợp có công trình liền kề, hồ sơ phải có thêm bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề đó (Mẫu cam kết này sẽ do công ty xây dựng cung cấp cho chủ đầu tư. Sau đó chủ đầu tư cần đến văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân phường gần nhất để xin xác nhận chữ ký, đồng thời mang theo căn cước công dân và sổ đỏ photo (hoặc bản sao) để công chứng. Lưu ý rằng mục này phải được thực hiện bởi tất cả những người đứng tên trong sổ đỏ).

Ngoài ra cần phải chuẩn bị thêm một số mục sau: 

- Giấy ủy quyền công chứng: Công ty xây dựng sẽ cung cấp Mẫu giấy ủy quyền này sẽ do công ty xây dựng cung cấp. Cùng với đó là ảnh chụp căn cước công dân của người mà công ty xây dựng ủy quyền làm hồ sơ. Sau đó, chủ đầu tư cần photo căn cước công dân đó và và yêu cầu phòng công chứng xác nhận nội dung in nghiêng trong mẫu giấy ủy quyền của công ty. Hạng mục này cũng cần được thực hiện bởi tất cả những người đứng tên trong sổ đỏ.

- Giấy phép kinh doanh và chứng chỉ hành nghề thiết kế của công ty thiết kế xây dựng: Chứng minh rõ ràng rằng công ty có giấy phép kinh doanh và chứng chỉ hành nghề thiết kế đầy đủ.

- Bản kê khai kinh nghiệm thiết kế của công ty thiết kế xây dựng: Thể hiện số năm kinh nghiệm của công ty trong lĩnh vực thiết kế xây dựng nhà.

Ngoài ra, một số quận/ huyện tại TP. Hồ Chí Minh cũng có các yêu cầu đặc biệt khác như sau: 

- Cam kết tự phá dỡ công trình khi xây nhà tạm trong khu quy hoạch: Nếu xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu vực đã được quy hoạch xây dựng, nhưng quy hoạch chưa được triển khai thì hồ sơ xin giấy phép xây dựng cần phải đi kèm với giấy cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước triển khai quy hoạch xây dựng. Lưu ý rằng bạn sẽ chỉ được cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn phù hợp với thời gian quy hoạch được triển khai.

- Công văn và bản vẽ nhà mẫu 1/500 cho nhà trong dự án: Đối với các khu dự án có sẵn bản vẽ thiết kế, nếu có nhu cầu điều chỉnh bản thiết kế đó, hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng cần phải cung cấp cam kết này. Trong trường hợp chủ đầu tư không giữ cam kết thì sẽ được yêu cầu có trích lục hồ sơ tại quận.

- Phải có hộ khẩu và chứng minh của tất cả những người có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đất.

- Một số quận đặc biệt yêu cầu kê khai lệ phí trước bạ

Những yêu cầu đặc biệt nói trên sẽ đảm bảo rằng quá trình xin giấy phép xây dựng tại HCM được thực hiện một cách suôn sẻ nhất.

III. Quy trình, thủ tục xin phép xây dựng tại HCM

quy trình xin giấy phép xây dựng tại hcm

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đầy đủ đúng quy định

Chủ đầu tư sẽ cùng công ty xây dựng chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép xây dựng theo các mục đã nêu trên. Các giấy tờ cần thêm hay những yêu cầu đặc biệt cần chuẩn bị thì cần dựa vào từng trường hợp cụ thể.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại văn phòng 1 cửa tại Ủy ban nhân dân quận/huyện hoặc tỉnh

Việc nộp hồ sơ, tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ nộp tại các văn phòng 1 cửa, cụ thể như sau: 

1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng có quy mô lớn, công trình có kiến trúc đặc thù, công trình tôn giáo và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính do mình quản lý theo quy định của Chính phủ. Cụ thể như sau:

- Công trình dân dụng cấp đặc biệt: Chiều cao >200m, số tầng >50

- Công trình dân dụng cấp 1: Chiều cao trong khoảng 75-200m, số tầng từ 25-50, tổng diện tích sàn >30.000m2, số tầng ngầm ít nhất là 5, độ sâu ngầm >18m, nhịp kết cấu lớn nhất 100-200m

- Công trình dân dụng cấp 2: Chiều cao trong khoảng 28-75m, số tầng từ 8 -24, tổng diện tích sàn >30.000m2, số tầng ngầm ít nhất là 5, độ sâu ngầm >18m, nhịp kết cấu lớn nhất 100-200m

2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng trong đô thị, các trung tâm cụm xã thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp. (Xin giấy phép xây dựng nhà tại HCM ở văn phòng 1 cửa của Ủy ban nhân dân cấp quận (đối với quận) và Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với huyện)). Khi xin giấy phép xây dựng nhà tại HCM, Ủy ban nhân dân cấp quận hoặc cấp huyện có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ. Cụ thể là:

- Công trình dân dụng cấp 3: Chiều cao trong khoảng 75-200m, số tầng từ 25-50, tổng diện tích sàn >30.000m2, số tầng ngầm ít nhất là 5, độ sâu ngầm >18m, nhịp kết cấu lớn nhất 100-200m

- Công trình dân dụng cấp 4: Chiều cao trong khoảng 75-200m, số tầng từ 25-50, tổng diện tích sàn >30.000m2, số tầng ngầm ít nhất là 5, độ sâu ngầm >18m, nhịp kết cấu lớn nhất 100-200m

- Công trình nhà ở riêng lẻ: Công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật, tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m

3. Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt, những điểm dân cư theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải cấp giấy phép xây dựng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.

Bước 3: Bộ phận tiếp nhận, xác nhận tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng. 

Ở bước này, bộ phận tiếp nhận sẽ nhận hồ sơ và kiểm tra. Bếu hồ sơ chưa đầy đủ sẽ đề nghị bổ sung, còn nếu đã đầy đủ sẽ viết giấy biên nhận, hẹn thời gian và địa điểm thông báo kết quả.

Một số trường hợp cần xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng tại HCM sẽ thông báo bằng văn bản và đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp để thực hiện xem xét và chỉ đạo.

Bước 4: Người sử dụng đất đến địa điểm tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trên giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định.

Sau khi nộp lệ phí thì chủ đầu tư sẽ nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời nếu không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng địa điểm đã được hẹn.

IV. Địa chỉ xin phép xây dựng tại các Quận/Huyện tại TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ xin giấy phép xây dựng tại HCM (Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện tại HCM) mới nhất dưới đây: 

Xin giấy phép xây dựng tại TP. Thủ Đức

Địa chỉ: 168 Trương Văn Bang, Phường Thạnh Mỹ Lợi,TP. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Xin giấy phép xây dựng tại Quận 1

Địa chỉ: 45-47 đường Lê Duẩn, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Xin giấy phép xây dựng tại Quận 3

Địa chỉ: 99-99A Trần Quốc Thảo, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Xin giấy phép xây dựng tại Quận 4

Địa chỉ: 18 đường Đoàn Như Hài, phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh

Xin giấy phép xây dựng tại Quận 5

Địa chỉ: 203 đường An Dương Vương, phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Xin giấy phép xây dựng tại Quận 6

Địa chỉ: 107 đường Cao Văn Lầu, phường 1, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh

Xin giấy phép xây dựng tại Quận 7

Địa chỉ: 7 Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

Xin giấy phép xây dựng tại Quận 8

Địa chỉ: 4 Dương Quang Đông, phường 5, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Xin giấy phép xây dựng tại Quận 10

Địa chỉ: 474 đường 3 Tháng 2, phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Xin giấy phép xây dựng tại Quận 11

Địa chỉ: 270 Bình Thới, phường 10, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Xin giấy phép xây dựng tại Quận 12

Địa chỉ: 1 đường Lê Thị Riêng, phường Thới An, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Xin giấy phép xây dựng tại quận Bình Tân

Địa chỉ: 521 đường Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Xin giấy phép xây dựng tại quận Bình Thạnh

Địa chỉ: 6 Phan Đăng Lưu, phường 14, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Xin giấy phép xây dựng tại quận Gò Vấp

Địa chỉ: 332 Quang Trung, phường 10, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Xin giấy phép xây dựng tại quận Phú Nhuận

Địa chỉ: 159 Nguyễn Văn Trỗi, phường 11, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Xin giấy phép xây dựng tại quận Tân Bình

Địa chỉ: 387A Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Xin giấy phép xây dựng tại quận Tân Phú

Địa chỉ: 70A Thoại Ngọc Hầu, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Xin giấy phép xây dựng tại huyện Bình Chánh

Địa chỉ: 79 Tân Túc, Thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

Xin giấy phép xây dựng tại huyện Cần Giờ

Địa chỉ: đường Lương Văn Nho, khu phố Giồng Ao, Thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh

Xin giấy phép xây dựng tại huyện Củ Chi

Địa chỉ: 77 TL8, Thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh

Xin giấy phép xây dựng tại huyện Hóc Môn

Địa chỉ: 1 Lý Nam Đế, Thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

Xin giấy phép xây dựng tại huyện Nhà Bè

Địa chỉ: Số 330, Nguyễn Bình, Ấp 1, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

V. Giải đáp các vấn đề liên quan

giải đáp về xin giấy phép xây dựng

1. Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà tại HCM?

Lệ phí làm thủ tục xin giấy phép xây dựng trung bình trong khoảng 50.000 đến 150.000 đồng. Lệ phí này tùy thuộc vào mỗi loại công trình sẽ có các mức khác nhau, ví dụ loại nhà ở từ 3 tầng, 4 tầng, 5 tầng hay cấp 4,...)

Tùy thuộc vào một số tỉnh thành mà biểu mức thu lệ phí xin giấy phép xây dựng sẽ khác nhau. Mức phí xin giấy phép xây dựng nhà tại HCM như sau: 

- Lệ phí xin giấy phép xây dựng tại HCM (giấy phép xây dựng mới với nhà ở riêng lẻ của dân) 75.000 đồng/giấy phép.

- Lệ phí xin giấy phép xây dựng tại HCM (giấy phép xây dựng mới với các công trình khác) 150.000 đồng/giấy phép.

- Lệ phí xin gia hạn, cấp lại, điều chỉnh giấy phép xây dựng tại HCM: 15.000 đồng/giấy phép.

2. Thời gian xin giấy phép xây dựng bao lâu?

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng (Ủy ban nhân dân các cấp) phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian như sau: 

- Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng công trình, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời: 20 ngày 

- Đối với nhà ở riêng lẻ: 15 ngày

- Đối với trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm: cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định. Thời gian cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.

3. Ở nông thôn có cần xin phép xây dựng không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trước khi khởi công xây dựng công trình. Do đó ở nông thôn cũng cần xin giấy phép xây dựng. 

Tuy nhiên, theo luật Xây dựng sửa đổi 2020, có 3 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng như sau:

- Thứ nhất là xây dựng nhà ở riêng lẻ quy mô dưới 7 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong trường hợp này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương.

- Thứ hai là xây nhà ở riêng lẻ ở nông thôn quy mô dưới 7 tầng thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Thứ ba là xây dựng nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng, trừ trường hợp được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.

Như vậy, các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ không thuộc một trong các trường hợp kể trên phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.

4. Hành vi xây dựng không có giấy phép sẽ bị phạt như thế nào?

Quy định xử phạt đối với tổ chức có hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng theo khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:

- Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng: phạt tiền từ 60 đến 80 triệu đồng

- Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng 

- Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng: phạt tiền từ 120 đến 140 triệu đồng 

- Ngoài ra, có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi vi phạm.

- Đối với hành vi quy định khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP mà đang thi công xây dựng phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

- Một lưu ý nhỏ đó là đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt bằng một nửa so với tổ chức.

Như vậy, tổ chức có hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng trong hạng mục bắt buộc phải có giấy phép thì có thể bị phạt tiền từ 60 đến 140 triệu đồng.

5. Nhà cấp 4 có cần xin giấy phép xây dựng không? 

Theo khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về trường hợp phải xin giấy phép xây dựng như sau: Công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:

- Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp.

- Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng.

- Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này.

- Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường.

- Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ.

- Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này.

- Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.

- Chủ đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.

Như vậy, trường hợp xây dựng nhà ở cấp 4 ở nông thôn có quy mô dưới 7 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không phải xin giấy phép xây dựng.

6. Nhà lắp ghép có cần xin giấy phép xây dựng không? 

Nhà lắp ghép ở Việt Nam hiện tại chưa có quy định riêng cụ thể. Chỉ có những quy định pháp luật chung về xây dựng và công trình xây dựng. 

Theo Luật xây dựng 2014 được bổ sung Luật xây dựng năm 2020 quy định: Công trình xây dựng được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố bao gồm: thiết kế, vật liệu xây dựng được tạo nên bởi con người. Chúng được liên kết định vị đất, bao gồm phần trên mặt đất, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước. Vậy nên khi thực hiện thi công nhà lắp ghép được liên kết định vị với đất là một công trình xây dựng. Và cần phải tiến hành dựa trên các quy định trong Luật xây dựng hiện tại.

Theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật xây dựng năm 2020 ở khoản 30 điều 1 (Sửa đổi, bổ sung Điều 89 Luật xây dựng 2014) có nói: “Trừ các quy định về khoản 2, công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này”.

Chủ đầu tư cần thực hiện quy trình gồm 5 bước dưới đây để xin giấy phép xây dựng cho nhà lắp ghép một cách dễ dàng:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà lắp ghép sẽ gồm những mục sau: 

- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định mẫu số 1 tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP

- Một trong số giấy tờ minh chứng quyền sử dụng đất đai.

- 2 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng gồm: Bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về xây dựng yêu cầu gồm bản vẽ về mặt bằng công trình trên lô đất có sơ đồ vị trí, các tầng, các mặt đứng, mặt cắt chính, bằng móng và mặt cắt móng. Bản vẽ cam có công trình liền kề và giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy.

Bước 2: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị trước đó cho cơ quan có thẩm quyền (cơ quan có thẩm quyền như đã nêu ở mục trên)

Bước 3: Các cá nhân trong cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận, xem xét và duyệt hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ và đáp ứng các điều kiện, cá nhân có thẩm quyền sẽ cấp giấy biên nhận ghi ngày nhận kết quả. Nếu hồ sơ còn thiếu thì được cá nhân có thẩm quyền hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

Bước 4: Xem xét hồ sơ trong vòng 7 ngày làm việc. So sánh và đánh giá dựa trên thực tế. Nếu không chính xác, một thông báo sẽ được gửi đến người đăng ký. Nếu còn sai sót, thiếu hồ sơ thì phòng quản lý đô thị sẽ không cấp phép xây dựng.

Bước 5: Chủ đầu tư sẽ nhận kết quả và thực hiện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

VI. Xây nhà trọn gói HTcons - Giải pháp toàn diện khi xây dựng

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng H&T (HTcons) với bề dày hơn 15 năm kinh nghiệm cùng hơn 1000 công trình lớn nhỏ trên 3 miền Bắc - Trung - Nam đã trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, thi công xây dựng. 

HTcons đã nỗ lực không ngừng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên khắp toàn quốc bằng việc mở các văn phòng đại diện tại 3 miền Bắc - Trung - Nam:

- Trụ sở chính: 3/61 Đỗ Nhuận, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

- Văn phòng đại diện miền Trung: 156 Nguyễn Du, TP. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh

- Văn phòng đại diện miền Nam: 115 Đường 11, Trường Thọ, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

HTcons đã nỗ lực không ngừng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên khắp toàn quốc bằng việc mở các văn phòng đại diện tại 3 miền Bắc - Trung - Nam

HTcons luôn tự hào khi luôn mang đến cho khách hàng những không gian sống vô cùng chất lượng và đẹp mắt. Đối với HTcons, mỗi công trình là một tác phẩm được hoàn thiện bởi sự nỗ lực của rất nhiều cán bộ nhân viên. Chúng tôi luôn cố gắng đổi mới và sáng tạo, đem lại sự hài lòng và trở thành sự lựa chọn tin cậy của chủ đầu tư. Với kinh nghiệm dày dặn cùng đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư có chuyên môn giỏi, HTcons sẽ đồng hành cùng khách hàng trên con đường kiến tạo không gian sống chất lượng, thẩm mỹ và bền vững. Hãy cùng HTcons trải nghiệm một chặng đường xây dựng tổ ấm đẹp và ý nghĩa nhất!



Bài viết liên quan
08/12/2023
Để việc xin giấy phép xây dựng tại Hà Nội diễn ra một cách thuận lợi, việc hiểu rõ về quy trình thủ tục, điều kiện, hồ sơ và các vấn đề liên quan khác là rất quan trọng. Nếu thiếu kiến thức về việc này có thể làm chậm quá trình xin cấp phép và gây ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Vì vậy, trong bài viết này, HTcons cung cấp những kiến thức cơ bản về quy trình, thủ tục xin giấy phép xây dựng tại Hà Nội.
Liên hệ tư vấn
Zalo

0915.986.109

Đăng Ký Nhận Tư Vấn