9 cách xử lý chống thấm trần nhà hiệu quả nhất

30/12/2023 212

Trần nhà là vị trí thường xuyên phải đối mặt với tác động trực tiếp từ thời tiết, đặc biệt là từ những cơn mưa. Do đó, khả năng của ngôi nhà bị thấm, ẩm, hay nứt thường khó tránh khỏi nếu không thực hiện các biện pháp ngăn chặn ngay từ khi mới xây. Chính vì vậy mà việc chống thấm trần nhà trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều gia đình hiện nay. Dưới đây là 9 cách xử lý chống thấm trần nhà hiệu quả nhất cho căn nhà của bạn.

1. Lý do cần chú trọng xử lý chống thấm trần nhà?

Trần nhà có thể hiểu đơn giản là phần mái của một tầng nhà. Trần nhà bê tông được hình thành từ hỗn hợp của xi măng, cát, đá, và cốt thép bên trong để tăng khả năng chịu lực. Kiểu trần nhà bê tông ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia và trong nhiều dự án xây dựng khác nhau.

Chi phí chống thấm được thống kê thường chiếm chỉ từ 2 - 5% trong tổng chi phí xây dựng. Nếu quy trình chống thấm không được thực hiện đúng thì sau một khoảng thời gian sử dụng, trần nhà có thể bị ảnh hưởng bởi thấm nước và phải sửa chữa. Và chi phí sửa chữa khi đó có thể tăng lên đến 10-20% tổng chi phí xây dựng.

Ngoài ra, nếu trần nhà bị thấm nước lâu ngày có thể gây ra tình trạng ẩm ướt nặng, làm cho phần trần chuyển sang màu ố vàng với nhiều rêu mốc. Không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp của ngôi nhà, việc ố vàng này còn tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Trong tình huống xấu nhất, nếu không xử lý kịp thời, trần nhà có thể bị thủng.

Vì vậy, các gia chủ cần có trách nhiệm chọn lựa việc thực hiện công tác chống thấm chất lượng và đáng tin cậy ngay từ đầu. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí (đặc biệt là không tốn chi phí sửa chữa về sau) mà còn đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, đồng thời cũng đem lại hiệu quả và chất lượng cho công trình trong quá trình sử dụng.

2. 9 cách xử lý chống thấm trần nhà hiệu quả

2.1. Xử lý chống thấm trần nhà bằng nhựa đường

Phương pháp chống thấm bằng nhựa đường là một lựa chọn phổ biến hiện nay. Nhựa đường tuy là một chất lỏng màu đen nhưng sau khi khô trở nên rất kết dính, có khả năng bám rắn cực tốt. Nó là loại vật liệu mang lại hiệu quả chống thấm cao, có chi phí thấp, quy trình đơn giản và độ bền vững lâu dài.

xử lý chống thấm trần nhà bằng nhựa đường

Xử lý chống thấm trần nhà bằng nhựa đường an toàn và không gây hại cho sức khỏe con người khi sử dụng, có khả năng bám dính nên đồng thời cũng giúp chống thấm tốt trong điều kiện khí hậu và nhiệt độ ở Việt Nam. Ngoài ra, nhựa đường cũng có thể chịu tốt áp lực của nước.

Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ khi áp dụng phương pháp này đó là cần làm sạch bề mặt trước khi chống thấm để tránh sót lại những dị vật gây khó khăn trong quá trình thi công.

2.2. Xử lý chống thấm trần nhà bằng khò nóng

Phương pháp chống thấm trần nhà bằng khò nóng, hay còn gọi là chống thấm khò nhiệt, là quá trình sử dụng màng khò nóng để ngăn chặn sự ẩm mốc trên trần nhà. Màng khò nóng có chứa gốc Bitum và polymer APP, mang lại khả năng chịu nhiệt tốt, chống thấm tốt cũng như chống được tác động của tia tử ngoại UV.

xử lý chống thấm trần nhà bằng khò nóng

Việc sử dụng màng chống thấm khò nhiệt sẽ đảm bảo an toàn cho người dùng và thân thiện với môi trường. Lớp chống thấm này cũng có tuổi thọ khá cao. Tuy nhiên, quy trình xử lý chống thấm trần nhà bằng khò nóng rất phức tạp, đòi hỏi kinh nghiệm và sự tỉ mỉ từ người thợ. Bên cạnh đó, cần sử dụng kỹ thuật gia nhiệt và khò nóng chảy để tạo kết dính.

2.3. Xử lý chống thấm trần nhà bằng sơn chống thấm chuyên dụng

Sơn chống thấm là một giải pháp hữu ích để bảo vệ kết cấu và kháng nước cho trần nhà. Sơn chống thấm có khả năng chống thấm cao nên có thể ngăn chặn hiện tượng thấm dột từ phía trên xuống. Việc sử dụng sơn chống thấm trần nhà cũng mang lại thẩm mỹ cao cũng như vẻ đẹp hiện đại cho không gian sống của bạn.

xử lý chống thấm trần nhà bằng sơn chuyên dụng

Hiện nay, thị trường có nhiều loại sơn chống thấm với đa dạng chủng loại, màu sắc và thương hiệu, như Jotun, Dulux, Maxlite,... Tuy sơn chống thấm có thể chống thấm cũng như làm đẹp cho ngôi nhà, song độ bền của nó lại không cao. Do đó, trong quá trình sử dụng, bạn cần kiểm tra thường xuyên và dặm lại sơn khi cần thiết.

2.4. Xử lý chống thấm trần nhà bằng Sika

Sika cũng là một lựa chọn phổ biến khi nói đến vật liệu chống thấm, được sử dụng rất rộng rãi. Đây là một hóa chất chống thấm dạng lỏng có khả năng tạo ra lớp màng chống nước cũng như khả năng chống thẩm thấu vô cùng hiệu quả. Vì vậy nên Sika được đánh giá cao trong nhiều dự án xây dựng, và đồng thời cũng thường được lựa chọn để sử dụng cho nhiều công trình hiện nay.

xử lý chống thấm trần nhà bằng sika

Sử dụng Sika rất an toàn và thân thiện với môi trường. Sika cũng rất dễ sử dụng, hơn nữa còn khi thi công cũng không đòi hỏi nhiều kỹ thuật và thời gian thi công. Phương pháp chống thấm trần nhà bằng Sika thích hợp cho nhiều loại công trình, từ sàn mái phẳng, tường nhà, ban công và tầng hầm. Chi phí thi công khá thấp và quy trình đơn giản. Lớp phủ Sika có độ bền và tuổi thọ cao, phù hợp với nhiều loại công trình xây dựng khác nhau.

2.5. Xử lý chống thấm trần nhà bằng màng chống thấm tự dính

Màng chống thấm tự dính có một lớp nhựa trên bề mặt của lớp màng chống thấm này. Lớp nhựa đó có tên là High Density Etilen. Lớp nhựa này sẽ giúp màng chống thấm tự dính chịu được nhiệt độ cao và khả năng chống thấm cao, rất phù hợp với thời tiết nắng nóng nhiều của nước ta. 

xử lý chống thấm trần nhà bằng màng chống thấm tự dính

Cách sử dụng màng chống thấm tự dính này rất đơn giản. Bạn chỉ cần bóc lớp vỏ silicon và dán trực tiếp lên mặt trần. Ưu điểm của loại vật liệu này là dễ sử dụng, an toàn với sức khỏe của con người và thân thiện với môi trường.

2.6. Xử lý chống thấm trần nhà bằng chất phụ gia 2 thành phần

Phụ gia chống thấm có dạng lỏng cũng là một trong những giải pháp hiệu quả để cải thiện đặc tính của vữa xi măng và bê tông. Sau khi trộn thêm xi măng, bê tông sẽ tạo ra một hỗn hợp hồ vữa kết dính vô cùng rất tốt. Phần hồ vữa này linh động và có độ mềm dẻo cao, giúp ngăn chặn khả năng bị thấm dột.

xử lý chống thấm trần nhà bằng phụ gia 2 thành phần

Cách sử dụng phụ gia chống thấm rất đơn giản. Bạn chỉ cần mở nắp và trộn đều với xi măng. Sau đó, tiến hành thi công trực tiếp lên bề mặt trần nhà.

2.7. Xử lý chống thấm trần nhà bằng phương pháp chống thấm thuận

Chống thấm thuận là một phương pháp xử lý chống thấm trần nhà bê tông theo cùng chiều tác động của nước. Vật liệu chống thấm sẽ được sử dụng để trám theo chiều nước chảy. Các vật liệu chống thấm thường được sử dụng trong phương pháp này bao gồm hóa chất tinh thể thẩm thấu có gốc nước, lưới sợi thủy tinh chống thấm, một số phụ gia đi kèm và màng chống thấm đàn hồi.

xử lý chống thấm trần nhà bằng chống thấm thuận

Xử lý chống thấm trần nhà bằng phương pháp chống thấm thuận rất đơn giản, dễ thi công nên không đòi hỏi thợ có tay nghề cao và chuyên môn giỏi. Phương pháp này cũng giúp bạn tối ưu chi phí và tiết kiệm thời gian thi công.

2.8. Xử lý chống thấm trần nhà bằng phương pháp chống thấm ngược

Ngược lại với phương pháp chống thấm thuận, cách xử lý chống thấm trần nhà bằng chống thấm ngược liên quan đến việc kết nối vật liệu chống thấm theo chiều ngược lại với hướng dòng nước. Điều này đặt yêu cầu cao về độ bám dính tốt của vật liệu chống thấm cũng như độ nhanh của tốc độ thẩm thấu. Đội ngũ thực hiện quá trình chống thấm ngược tại bề mặt tường bên trong nếu nước xâm nhập từ bên ngoài.

xử lý chống thấm trần nhà bằng chống thấm ngược

Để đạt hiệu suất chống thấm tốt nhất, quan trọng nhất là bạn phải lựa chọn nguyên vật liệu có khả năng bám dính cao và khả năng thẩm thấu vào thân bê tông nhanh chóng. 

Trong quá trình xử lý chống thấm trần nhà bằng phương pháp chống thấm ngược, dung dịch chống thấm thường được bơm vào bên trong trần bê tông. Điều này giúp ngăn chặn gần như toàn bộ nước từ bề mặt mái và khu vực sân thượng.

2.9. Xử lý chống thấm trần nhà bằng dung dịch keo chống thấm

xử lý chống thấm trần nhà bằng keo chống thấm

Keo chống thấm là một trong những sự lựa chọn phổ biến và vô cùng hiệu quả trong việc xử lý chống thấm trần nhà để bảo vệ trần nhà khỏi sự xâm nhập của nước. Trên thị trường có nhiều loại keo khác nhau để bạn có thể chọn lựa. Loại keo này rất dễ mua, dễ sử dụng, không chứa dung môi, không mùi, không gây dính tay mà lại có giá thành hợp lý. Hơn nữa, nó còn rất dễ thi công bằng chổi hoặc bình phun. Lớp phủ keo này sau khi thi công cũng rất bền, linh hoạt và kết dính mạnh mẽ. Bên cạnh đó, vật liệu này được thiết kế không chỉ để sử dụng trên cả công trình có kết cấu mới mà còn sử dụng với công trình có kết cấu cũ. 

3. Các bước tiến hành chống thấm trần nhà bê tông chuyên nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Trước khi bắt đầu quá trình xử lý chống thấm trần nhà, quan trọng nhất là chuẩn bị một bề mặt thật tốt. Bạn cần loại bỏ mọi bụi bẩn trước khi tiến hành chống thấm. Việc làm sạch bề mặt đảm bảo không chỉ tính thẩm mỹ mà còn làm tăng hiệu quả của việc chống thấm. Hơn nữa, bề mặt sạch sẽ cũng giúp ngăn chặn tình trạng thấm ngược sau khi hoàn thành xong công việc chống thấm.

Bước 2: Chống thấm trần mái

Ở bước này, bạn tạo một lớp vữa mỏng và quét lên mặt sàn. Bạn có thể sử dụng các loại vữa khác nhau và trộn chúng theo tỷ lệ phù hợp để sử dụng. Sau khi quét lớp đầu tiên khô, tiến hành quét lớp thứ hai. Mỗi lớp cần được quét cách nhau ít nhất 2 giờ để đảm bảo vữa đủ khô và không bị thấm ngược.

Sự hiệu quả của lớp vữa phụ thuộc vào loại vữa cũng nhữ tỷ lệ phối trộn. Việc tuân thủ đúng các bước quy trình là chìa khóa để việc xử lý chống thấm trần nhà đạt hiệu quả tốt nhất.

Bước 3: Sử dụng sản phẩm chống thấm

Sau khi quét 2 lớp vữa và vữa khô, tiến hành sử dụng sản phẩm chống thấm chuyên dụng lên trên. Nếu chọn phương pháp phun 2 lớp thì mỗi lớp cần cách nhau khoảng 3 - 4 phút và phun đều để đảm bảo bề mặt sàn được ướt đều. Để đạt được hiệu quả cao nhất, nên phun chống thấm lên chân tường cao lên từ 15 - 20cm để tăng khả năng chống thấm.

Bước 4: Kiểm tra và bảo dưỡng

Đây là bước cuối cùng trong công đoạn xử lý chống thấm trần nhà. Bạn cần kiểm tra trong điều kiện thời tiết nắng ráo, tránh trời mưa để không ảnh hưởng đến hiệu quả chống thấm.

Sau khi hoàn thành thì bạn cần tiến hành kiểm tra lại mặt trần để bảo đảm chất lượng và tiến hành bảo dưỡng cần thiết. 

Trên đây là 9 cách xử lý chống thấm trần nhà hiệu quả nhất cho các gia chủ sắp xây nhà. Hy vọng bài viết này của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích và giúp bạn lựa chọn được cách xử lý chống thấm trần nhà phù hợp. 

 



Liên hệ tư vấn
Zalo

0915.986.109

Đăng Ký Nhận Tư Vấn